Connect with us

Tin Tức tổng hợp 24h

Top 10 Bài văn chứng minh “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” (lớp 7) hay nhất

Trong cuộc sống, luôn tồn tại những quan niệm song song, tưởng như trái chiều nhưng thực sự lại bổ sung cho nhau. Chính những quan niệm ấy giúp chúng ta nhìn nhận cuộc sống một cách đa chiều và toàn diện hơn. Ta có thể kể đến trường hợp, có người cho rằng “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, nhưng có người khác lại phản đối: gần mực chưa chắc đã đen, và gần đèn chưa chắc đã rạng. Với đề bài ấy, chúng ta phải xử lí như thế nào? Cách thông thường, chúng ta đi giải thích và chứng minh từng ý kiến, sau đó nói lên mối quan hệ giữa hai ý kiến ấy. Luôn phải có sự so sánh, đối chiếu giữa hai ý kiến để thấy rằng, chúng bổ sung chứ không phải là bài trừ nhau. Mời các bạn tham khảo một số bài viết chứng minh “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” hay nhất mà Toplist tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Published

on

Bài văn chứng minh “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” số 1

Một trong những yếu tố quan trọng để hình thành nhân cách con người là môi trường sống. Bởi thế nhân dân ta đã có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Nhưng yếu tố con người còn quan trọng hơn cả môi trường sống. Bởi con người tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh của chính con người đó. Vì thế gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.

“Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Quả đúng như vậy, thường xuyên sử dụng bút mực, bị mực dây ra tay là điều khó tránh khỏi. Ngồi gần đèn, được đèn chiếu vào đương nhiên sẽ sáng sủa. Cũng như con người, nếu sống trong môi trường tốt sẽ dễ thành người tốt, còn sống trong môi trường xấu sẽ dễ thành kẻ xấu.

“Gần mực thì đen”, Chí Phèo trong truyện của nhà văn Nam Cao, vốn là anh nông dân hiền lành, chất phác bỗng nhiên bị nghi ngờ có tội, phải đi ở tù. Sau bao năm, trở về quê cũ, Chí Phèo thay đổi hẳn. Hắn đã trở thành con quỷ dữ ở làng Vũ Đại. Chính nhà tù của xã hội thực dân phong kiến đen tối, khắc nghiệt đã đày đọa cuộc sống con người, làm thay đổi con người như thế. Ngược lại, “gần đèn thì rạng”, câu chuyện Mẹ hiền dạy con là minh chứng rõ nét nhất. Mạnh Tử khi còn bé được sống gần trường học nên biết lỗ phép, biết chăm chỉ học hành. Giả sử người mẹ của Mạnh Tử cho cậu bé sống gần chợ hay nghĩa địa thì chưa chắc sau này Mạnh Tử đã trở thành bậc đại hiền của Trung Quốc.

Nhưng cùng có lúc gần mực chưa chắc đã đen, bởi lúc đó ta cẩn thận. Lại có khi, gần đèn chưa chắc đã rạng, bởi ta cố tình ngồi khuất. Bởi vậy, phẩm chất của con người nằm ở chính bản lĩnh con người ấy. Sống trong môi trường xấu mà biết giữ mình thì cũng như viên ngọc quý sáng ngời giữa đêm đen. Còn sống trong môi trường tốt mà không chịu thường xuyên tu dưỡng thì cũng chỉ như những thanh thép, để lâu ngày không tôi luyện sẽ han gỉ, trở thành vật vô dụng.

Trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, có những chiến sĩ tình báo luôn hoạt động thầm lặng. Chiến trường của họ không đầy bom rơi lửa đạn nhưng cũng thật cam go, khắc nghiệt, sống giữa sự xa hoa, những lời lẽ tán đương cùa quân địch, liệu họ có phản bội Tổ quốc? Làm thế nào để bên ngoài vỏ bọc lính ngụy bên trong họ vẫn giữ vững phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ? Sống quanh những lời xì xầm bị coi là Việt gian, liệu họ có dũng cảm tiếp tục công việc ấy, đòi hỏi người chiến sĩ tinh báo không chỉ cần hộ óc nhanh mà còn cần một bản lĩnh vững vàng đế tự chiến đấu với bản thân.

Trong văn học, ta thấy điều này thể hiện rất rõ. ở truyện Những người khốn khổ(Victo Huygi), những con người dù có khổ sở về vật chất nhưng trong tâm hồn họ vẫn luôn itàn đầy ánh sáng của sự sống, của niềm lạc quan, yêu đời. Chú bé Ga-vơ-rốt dù rất nghèo, thậm chí còn phải ngủ trong bụng voi ở công viên, nhưng cậu bé luôn vui vẻ. Chú bé đã dũng cảm chống lại kẻ địch. Hình ảnh và tâm hồn cao thượng của chú sẽ luôn sống mãi trong lòng các thế hệ bạn đọc.

Cô bé Cô-dét dù sống trong tầng lớp dưới đáy xã hội Pháp nhưng tâm hồn cô luôn tr trẻo. Chú bé Rê-mi (Không gia đình) dù chưa tìm được cha mẹ, phải sống ngoài xã hội nhưng không bị nhiễm thổi xấu ở đời. Và trong đôi mắt của Rê-mi luôn thấy sự tràn ngập niềm yêu thương. Ngược lại, thật đáng buồn khi ngày nay có một số bạn trẻ sống trong những gia đình khá giả, nề nếp, được đi học nhưng lại nhiễm tộ nạn, trở nên hư hỏng.

Tóm lại, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã giúp la thấy rằng môi trường sống có ảnh hưởng không nhỏ đến mỗi con người. Nhưng dù môi trường không lốt nếu có bản lĩnh thì ta vẫn như đóa sen thơm ngát: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2


Bình An

Bài văn chứng minh “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” số 2

Kinh nghiệm là khối tri thức được con người rút ra và tổng hợp lại từ những điều đúng đắn đã xảy ra. Các kinh nghiệm trong cuộc sống hữu ích và đáng quý đó của cha ông ta được lưu truyền thông qua văn học một cách tinh tế và rất đặc sắc, điển hình là những câu tục ngữ có vần điệu dễ nghe dễ hiểu. Ví như khi răn dạy thế hệ sau về việc môi trường sống có ảnh hưởng đến bản thân mỗi người như thế nào, người xưa đã có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.” Tuy nhiên, một số người lại có ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” . Phải chăng ý kiến trên đang đi ngược với lời răn của ông cha ta?

Đối với người Việt Nam ta, những câu tục ngữ thường đúc kết nhiều kinh nghiệm của cuộc sống và mang ý nghĩa giáo dục, sử dụng rộng rãi và trở thành những quy tắc trong ứng xử. Tục ngữ gần gũi và giản dị bởi những hình ảnh được dân gian sử dụng trong các câu, chẳng hạn hình ảnh quen thuộc với chúng ta như “quả” và “cây” trong câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và được lưu lại ngàn đời bởi tính đúng đắn.

Trong câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, có những hình ảnh nổi bật đối lập nhau là: “mực, đèn” và các tính từ tương phản “đen, rạng” làm cho câu trở nên đối xứng cả về hình ảnh và ngữ nghĩa. Khi xưa, người Việt chúng ta ưa chuộng màu mực đen để viết bút lông, bút dạ cho đẹp và bóng. Nên nói đến mực là người ta liên tưởng ngay đến màu đen tuyền. Khi sử dụng mực, người dùng cần bơm mực hay chấm mực mỗi khi mực khô hay hết mực; vậy nên khó tránh khỏi hiện tượng mực bám vào tay hay bám vào trang phục. Nên câu nói ” Gần mực thì đen” ý rằng sử dụng mực khi viết ắt sẽ có lúc tay bị lấm lem.

Đèn là đồ vật để soi sáng trong bóng tối, dù là thời xưa người ta sử dụng công cụ có tác dụng thắp sáng là chiếc đèn dầu hay thời hiện đại sử dụng chiếc đèn điện thì khi nhắc đến đèn, người ta sẽ nghĩ ngay đến ánh sáng. Khi ở gần đèn, người ta được soi rọi và bởi vậy sẽ học tập hoặc làm việc dễ dàng, thuận tiện như đứng dưới ánh sáng tự nhiên của mặt trời. Từ sự đối lập giữa hình ảnh mực và đèn, người xưa muốn khuyên chúng ta trong cuộc sống cần biết chọn chốn để chơi, chọn nơi, chọn người để mình học tập. Cốt là để bản thân học được những cái hay, cái tốt từ những người khác và từ môi trường sống.

Nếu ở những nơi tốt đẹp, lành mạnh sẽ giúp con người có những thói quen lành mạnh, sống có trách nhiệm và hướng thiện hơn. Một người bạn được coi là bạn tốt khi biết giúp đỡ bạn mình phấn đấu và tiến bộ trong học tập, công việc và cuộc sống. Bên cạnh đó, câu tục ngữ còn răn dạy nên tránh môi trường xấu và những người xấu để không bị lây nhiễm các điều xấu cho bản thân. Từ đó, câu tục ngữ vẫn luôn mang ý nghĩ giáo dục cao đối với bao lứa tuổi và thời đại.

Vậy ý kiến: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” phải chăng là sai lầm? Khi xét trong thực tế, ý trên cũng có phần đúng đắn. Trong tự nhiên, cây dù xanh tốt, hoa dù rực rỡ đến mức nào chăng nữa cũng mọc lên từ đất nâu, ngay cả loài hoa cao quý như hoa sen cũng mọc lên từ bùn đất. Nhờ có bùn, hoa mới nở, lá mới xanh và có những hạt sen thơm kết tinh những tinh hoa của đất trời. Nhờ có đất nâu, cây mới sống tốt và phát triển cho hoa thơm, trái ngọt và cả bóng mát cho con người.

Trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều người tài giỏi gặt hái được nhiều điều thành công dù họ đã từng sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn túng thiếu. Người được coi là “nữ hoàng truyền thông” đồng thời là tỉ phú người Mỹ gốc Phi – Oprah Winfrey đã từng sống trong cảnh tù đày của tâm hồn khi bà bị lạm dụng khi mới lên 9, mang thai ở tuổi 14 và chứng kiến cái chết của con mình ngay sau khi con bà ra đời.

Tuy nhiên, cũng từ những bất hạnh đó và cũng một phần ảnh hưởng bởi sự giáo dục khắt khe từ người cha đã tạo nên một Oprah Winfrey mạnh mẽ, kiên cường và đạt được liên tiếp các thành công, trở thành người đứng đầu giới truyền thông như hiện nay. Đó chẳng phải “gần đèn chưa chắc đã đen” như cha ông ta đã nói hay sao? Hay như tác giả J.K.Rowling – người đã tạo nên cậu bé phù thủy Harry Potter chinh phục biết bao độc giả trên khắp thế giới – là người mẹ đơn thân, trước khi nổi tiếng bà cũng đã phải chịu nhiều đau khổ trước cái chết của mẹ và sự đổ vỡ trong hôn nhân, bên cạnh đó Rowling cũng luôn phải chiến đấu với cuộc chiến nghèo túng giữa ngôi nhà thuê chật chội. Cảnh nghèo khổ cuốn lấy người phụ nữ đó trong thời gian trước ngưỡng cửa đưa bà trở thành một trong những người giàu có nhất thế giới bằng nghề viết văn.

Hai anh em cầu thủ Bùi Tiến Dũng – Bùi Tiến Dụng trong những năm tháng nghèo khó đã phải thu lượm và bán từng chiếc vỏ chai nhựa để mua bóng và thỏa mãn niềm đam mê, cho đến nay cả hai anh đã trở thành gương mặt nổi tiếng trong làng bóng đá của Việt Nam. Bên cạnh những tấm gương biết vượt lên hoàn cảnh lại có những “mầm cây” vì sợ hãi những điều sẽ xảy tới đã chấp nhận nằm trong đất mãi mãi. Có những con người sống bê tha đổ lỗi cho hoàn cảnh mà sống qua ngày chẳng khác nào mầm cây ngọn cỏ hay sống trong điều kiện sống tốt nhưng ăn chơi, đua đòi nghiện ngập rồi trở nên tha hóa, biến chất, thật đáng chê trách phê phán.

Martin Luther King – nhà hoạt động dân quyền đoạt Giải Nobel Hoà bình năm 1964 đã từng nói: “Bạn không thể điều khiển hướng gió, chỉ có thể điều khiển cánh buồm.” Trong cuộc sống, ta không thể biết trước những điều sẽ xảy đến với mình, càng không thể ngăn nó không xảy đến, điều quan trọng hơn cả là cách ứng xử của bạn với điều đó. Nếu bạn sống trong một môi trường không tốt, bạn có thể hòa nhập nhưng không được đánh mất đi bản thân mình. Nếu bạn có một người bạn không tốt, cách tốt hơn cách rời xa họ là để họ thấy những điều tốt đẹp luôn tồn tại, để từ đó đem đến cho họ niềm tin vào bản thân; để lòng tốt của bạn lan tỏa và bạn sẽ thành ánh đèn thắp sáng mỗi trái tim của người khác.

Cuộc sống đa dạng sắc màu và dáng vẻ luôn đem đến cho con người bài học và kinh nghiệm sâu sắc. Chỉ cần ta tin bản thân và luôn sống hướng thiện, yêu thương muôn vật muôn loài và người khác thì khi ấy hoàn cảnh sống hay môi trường sẽ trở thành đòn bẩy giúp ta được tỏa sáng. Vậy nên câu nói: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” là ý kiến đúng đắn, nhắc nhở con người thức tỉnh bản thân, từ đó, giúp con người sống trách nhiệm hơn và có ích hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

3


Bình An

Bài văn chứng minh “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” số 3

Câu chuyện Mẹ Mạnh Tử dạy con hẳn là câu chuyện sâu sắc về tầm quan trọng của môi trường sống có tác động mạnh mẽ đến việc hình thành cũng như phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Truyện kể này nhắc nhớ ta đến câu tục ngữ quen thuộc của ông cha ta “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, tuy nhiên trong thực tế có một số trường hợp “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng”. Vậy bạn nghĩ sao về ý kiến này?

Trước hết, chúng ta cần hiểu thế nào là “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”? Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mượn hai hình ảnh mang ý nghĩa tương phản nhau, nếu như mực thường là chất lỏng màu đen, người xưa thường sử dụng mực Tàu đen để viết chữ hay vẽ tranh, nếu sử dụng không khéo léo sẽ bị mực dây vào tay hay quần áo thường rất bẩn. Hình ảnh mực còn là hình ảnh ẩn dụ, mang ý nghĩa tượng trưng cho những điều xấu xa, đen tối, những cám dỗ bên ngoài mà con người rất dễ mắc phải.

“Gần mực thì đen” có nghĩa khi ở trong môi trường xấu, tiếp xúc với những con người không tốt, chúng ta rất dễ bị lây nhiễm những thói quen xấu và dễ dàng bị sa ngã, đi theo con đường tội lỗi. Còn khi nhắc đến “đèn” – một vật dụng chiếu sáng vào ban đêm, giúp nhìn rõ mọi vật khi không có ánh sáng tự nhiên của mặt trời, người ta thường nghĩ ngay đến ánh sáng, những gì đẹp đẽ nhất. “Gần đèn thì rạng” nghĩa là khi sống trong môi trường tốt đẹp, lành mạnh, được tiếp xúc với những con người tốt, chúng ta sẽ trở nên tốt đẹp hơn, học hỏi được những điều hay lẽ phải.

Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống đã chứng minh rằng trong một số trường hợp, “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã sáng”. Câu tục ngữ này đã khẳng định tùy thuộc vào từng tình huống, con người dù có gần đèn – sống trong môi trường lành mạnh, tốt đẹp, thậm chí sống trong điều kiện vô cùng đầy đủ nhưng không có bản lĩnh vững vàng, sẽ rất dễ bị cám dỗ, sa vào những thói xấu; có những kẻ chỉ thích hưởng thụ, hèn nhát, nhụt chí không biết vượt lên hoàn cảnh. Ngược lại, có những người sống trong hoàn cảnh khó khăn “gần mực” nhưng với bản lĩnh vững vàng đã tự mình vượt lên mọi thử thách để sống một cuộc đời có ý nghĩa. Đó là Nick Vuijic, cả thế giới đều cảm phục bởi tài năng và ý chí, nghị lực phi thường của anh.

Là một người khi sinh ra không may mắn gặp phải chứng bệnh rối loạn bẩm sinh khiến anh không có tay và chân, điều này khiến anh suy sụp tinh thần và đã có ý định tự tử nhiều lần, những tưởng rằng cuộc đời của anh sẽ chìm vào trong bóng tối. Nhưng nhờ tình yêu thương của cha mẹ và những nỗ lực không ngừng nghỉ, bản lĩnh phi thường của bản thân, anh đã thoát khỏi những mặc cảm đè nén đó để vươn lên trở thành một người sống có ý nghĩa và diễn giả truyền cảm hứng sống cho biết bao con người trên khắp thế giới. Đó chẳng phải là “gần mực chưa chắc đã đen” hay sao?

Hay như vận động viên người khuyết tật Lê Văn Công của Việt Nam, người đã từng phá nhiều kỉ lục thế giới trong bộ môn cử tạ để mang lại vinh quang cho đất nước. Anh sinh ra đã mắc bệnh teo chân, đã phải trải qua rất nhiều công việc vất vả để mưu sinh trước khi đến với con đường vận động viên chuyên nghiệp; bỏ qua những mặc cảm về bản thân và bằng ý chí, nghị lực phi thường cùng với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, anh xứng đáng là tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo. Đó còn là những đứa trẻ mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn nỗ lực cố gắng hết sức mình trở thành những bậc tài danh, trở thành những công dân có ích, đóng góp tích cực cho gia đình và xã hội. Quả đúng là khi con người bị đẩy đến bi kịch, những đen tối của cuộc đời, chỉ có bản lĩnh và ý chí con người mới giúp con người thoát khỏi vũng bùn lầy đó để vươn lên tỏa sáng.

Để làm được những điều kì diệu, phi thường như Nick Vuijic, như vận động viên Lê Văn Công… và hàng trăm, hàng ngàn những tấm gương vượt khó khác không gì khác chính là do họ có bản lĩnh vững vàng, ý chí và nghị lực vươn lên khắc phục mọi khó khăn để tự mình gặt hái thành công. Như vậy, ý kiến “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” có phần phù hợp trong một số trường hợp thực tế của cuộc sống hiện nay, qua đây cũng giúp chúng ta có những nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của môi trường đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người, tuy nhiên bản lĩnh của mỗi người là yếu tố quan trọng hơn cả để có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống dù là trong điều kiện và môi trường sống nào. Với những người sống trong những gia đình có điều kiện vật chất đầy đủ, thuận lợi lại càng cần khẳng định giá trị của bản thân và giữ vững phẩm chất tốt đẹp của bản thân, không ỷ lại vào người khác.

Như vậy, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã không còn được áp dụng rộng rãi trong mọi trường hợp trong đời sống hiện nay bởi có những trường hợp “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” . Vậy nên mỗi người cần có nhận thức sâu sắc về hoàn cảnh sống và thường xuyên tu dưỡng đạo đức, rèn luyện bản thân mình bằng những hành động tốt đẹp để xây dựng cuộc sống ngày một văn minh, hiện đại hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

4


Bình An

Bài văn chứng minh “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” số 4

Trong cuộc sống này để hình thành nên nhân cách con người ngoài yếu tố nền tảng giáo dục thì môi trường sống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chẳng vì thế mà dân gian ta xưa kia đã lưu truyền câu nói “Gần mực thì đen gần đèn thì rạng”. Thế nhưng dù ở trong bất cứ một hoàn cảnh nào thì yếu tố bản lĩnh con người quan trọng hơn hết thảy. Nó có thể vượt qua mọi hoàn cảnh và thử thách. Chính vì thế bên cạnh những ý kiến đồng tình với câu ca dao kia cũng có những bạn cho rằng “Gần mực chưa chắc đã đen gần đèn chưa chắc đã rạng”.

Gần mực thì đen gần đèn thì rạng câu nói này đã được các cụ tổng kết từ xa xưa và tất nhiên nó cũng mang hai lớp nghĩa khác nhau. Về nghĩa đen thì như bạn cũng đã biết rồi đấy, xa xưa khi khoa học chưa phát triển con người phải sử dụng chủ yếu là một loại mực tàu để viết chữ. Mài mực từ khổi than đen sau đó cho vào nước và dùng viết chữ và tất nhiên khi đã dùng mực thì không tránh khỏi việc mực dây ra tay và làm bẩn. Gần đèn thì bao giờ bạn cũng nhận được nguồn sáng tốt nhất và sáng sủa nhất, đây là một quy luật tất yếu rồi.

Song bên cạnh nghĩa đen đó thì câu nói còn mang một hàm ý ẩn dụ bên trong đó là lời khuyên nhủ con người chúng ta trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng nên tránh xa nhưng cái xấu vì nó rất dễ lây lan và hãy học tập, noi theo cái tốt để hoàn thiện bản thân mình hơn.

Điều này không sai thậm chí có thể nói là một chân lí. Theo nhiều nhà khoa học thì bản thân mỗi con người chúng ta từ trong bản năng có phản ứng dây chuyền. Tức là bạn rất dễ bị tác động bởi những thứ xung quanh kể cả tốt hay xấu. Song cái xấu thì bao giờ cũng nhanh và nguy hiểm hơn rất nhiều. Để học một thói quen tốt bạn có thể mất một tháng, một năm thậm chí là một đời người thế nhưng cái xấu thì nhanh lắm chỉ một giây phút thôi là bạn đã sa chân vào nó rồi. Bạn có biết vì sao một con người như Chí Phèo lại trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại không? Khi mà ngày xưa hắn là một mẫu người lí tưởng khiến bao nhiêu người mơ ước? Một anh canh điền lực lưỡng, thật thà thế nhưng sau khi vào tù thực dân môi trường đã nhào nặn hắn trở thành một kẻ “chó cùng bứt rậu” tha hóa, biến chất một cách không ngờ.

Hay cả thầy Mạnh Tử một trong những bậc đại hiền của Trung Quốc. Ngay từ bé ông đã được mẹ cho sống gần trường học để học phép tắc, và cần mẫn. Nhưng nếu thay vì chuyển đến trường học mẹ ông để ông ở gần nghĩa địa hay chợ búa thì không biết cuộc đời ông sau này sẽ thế nào? Thế mới thấy môi trường sống ảnh hưởng vô cùng lớn đến nhân cách sống cũng như tính cách của con người.

Hàng ngày bạn vẫn còn nghe bố mẹ nhắc nhở chọn bạn mà chơi. Bởi vì sợ bạn sẽ nhanh chóng học tập những cái xấu từ những đứa bạn hư. Điều đó cũng đúng. Bởi lẽ xấu thì nhanh chứ học được điều tốt không phải chuyện dễ dàng gì. Tuy nhiên nói đi phải nói lại, bên cạnh những con người đang bị tác động và nhào nặn bởi hoàn cảnh cũng còn rất nhiều những tấm gương sáng để cho chúng ta học tập. Quay trở lại với câu tục ngữ trên bạn có bao giờ chắc chắn người ngồi gần đèn luôn luôn rạng không? Có bao giờ nghĩ đến trường hợp có người ngồi khuất ánh đèn hay không?

Chưa kể trên thực tế cũng có rất nhiều con người sống vượt lên hoàn cảnh và trở thành những tấm gương sáng cho bao người học tập. Ai cũng biết môi trường sống quan trọng thế nhưng điều quan trọng nhất đó chính là phẩm chất và bản lĩnh con người. Nếu họ biết nhận thức cái gì tốt cái gì xấu, biết vươn lên hoàn cảnh thì dù khó khăn đến đâu cũng không thể khiến họ lùi bước và thui chột được.

Một minh chứng vô cùng điển hình đó là hình ảnh những chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ kiên cường chống trong kháng chiến. Những con người đã chấp nhận hi sinh trà trộn vào lực lượng địch để làm Việt gian. Chúng ta đặt câu hỏi vì sao sống trong một môi trường như vậy mà họ vẫn vẹn nguyên phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ, vẫn kiên trung sắt son với lời thề Tổ Quốc? Rồi hiện nay có những đứa trẻ mặc dù sống trong hoàn cảnh nghèo khó mà vẫn quyết tâm học tập để thành người có ích cho xã hội? Đó có phải do hoàn cảnh hay không? Hay chính hoàn cảnh đã thúc đẩy họ đến với thành công một cách nhanh chóng hơn?

Dù có trong bất kì hoàn cảnh môi trường nào thì điều quan trọng nhất đối với một con người không phải đến từ môi trường. Nó chỉ là một yếu tố tác động trong rất nhiều những yếu tố khác. Điều quan trọng nhất đó chính là bản lĩnh con người. Chỉ cần bạn là người có ý chí, có bản lĩnh vững vàng thì không bao giờ bạn đánh mất mình dù có ở bất cứ hoàn cảnh nghiệt ngã nào.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

5


Bình An

Bài văn chứng minh “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” số 5

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, cho đến ngày nay câu tục ngữ vẫn phát huy giá trị và sự đúng đắn của nó trong thực tế. Mặc dù vậy, có một số ý kiến lại cho rằng “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng”. Chúng ta cần làm sáng tỏ những ý kiến về câu tục ngữ này để nhìn nhận thật rõ ràng.

Đầu tiên chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ, cũng như bao câu câu tục ngữ mà ông cha ta để lại, câu tục ngữ này cũng có hai nghĩa, đó là nghĩa thực và nghĩa bóng. Nghĩa thực chính là muốn nói đến việc tiếp xúc với mực đen thì chân tay và cả quần áo của ta đều rất dễ bị lấm bẩn nhem nhuốc cùng với màu mực, và khi ta ngồi cạnh ngọn đèn đang sáng ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của ngọn đèn đó. Nghĩa bóng của câu ý muốn nói nếu trong cuộc sống chúng ta luôn gần gũi và tiếp xúc với con người xấu và môi trường xấu ta sẽ rất dễ bị lây nhiễm những điều xấu.

Ngược lại nếu chúng ta biết chọn một môi trường tốt, lành mạnh và gần những người tốt đẹp ta sẽ học tập và có được những điều tốt đẹp. Ý nghĩa của câu tục ngữ rất rõ ràng, những phán xét ngược lại hay nghi ngờ chỉ là chưa nhìn nhận thật thấu đáo. Có những người bạn cho rằng cứ gần gũi và ở gần người xấu nhưng nhất định không làm theo thì làm sao mà xấu theo được, còn tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo thì làm sao để “ rạng” lên đây.

Đó là một cách nghĩ hết sức chủ quan, thực tế trong xã hội, một số thanh niên giao lưu chơi bời với những đối tượng mắc các tệ nạn xã hôi như trộm cắp, ma túy, thì chỉ một thời gian ngắn cũng sẽ trở thành những đối tượng trộm cắp và “ tù binh” của ma túy. Trong tác phẩm “Chí phèo” của Nam Cao chúng ta cũng thấy rất rõ sự ảnh hưởng của môi trường và những người xung quanh đến nhân cách của một con người, Chí Phèo vốn là nông dân rất hiền lành nhưng khi anh bị ném vào tù , tiếp xúc với bọn lưu manh, sống trong môi trường thù hận và tàn bạo, kết quả anh đã trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

Anh không chỉ tàn đời mà còn làm hại cả nhưng gia đình lương thiện khác, khiến bao cơ nghiệp tan nát và bao nhiêu nước mắt cùng với máu đổ xuống. Trên các phương tiện truyền thông ta cũng thấy có rất nhiều đối tượng nghiện ma túy được gia dình và xã hội tạo điều kiện cho cai nhưng rồi lại “ ngựa quen đường cũ” trở về con đường hút hít. Liệu chúng ta có đủ bản lĩnh vững vàng để gần kẻ xấu nhưng nhất quyết không lây nhiễm cái xấu hay không. Còn tất nhiên gần “ đèn” dù ít dù nhiều ta vẫn nhận được ánh sáng của nó, chỉ là các bạn không muốn nhận hoặc kiêu căng tự ái, cố tình không học theo cái tốt.

Tóm lại, chúng ta phải khẳng định rằng ý nghĩa của câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là hoàn toàn đúng, câu tục ngữ là một lời răn dạy hết sức đúng đắn, đây là một bài học trong cuộc sống mà ai cũng phải ghi nhớ, lấy đó làm kim chỉ nam cho việc lựa chọn những người bạn, tấm gương và môi trường học tập, sinh hoạt của mình.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

6


Bình An

Bài văn chứng minh “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” số 6

Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.

Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nêu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp.

Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?

Tôi thấy đó là một cách nghi hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành “tù binh” của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái “bán hoa”, một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án.

Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhiêu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là “ngựa quen đường cũ”, lại trở về con đường hút hít.

Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.

Tóm lại, tôi thấy câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là hoàn toàn đúng, chỉ có mấy bạn phản bác lại nó là sai thôi. Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

7


Bình An

Bài văn chứng minh “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” số 7

Trong cuộc sống, mỗi chúng ta luôn bị đẩy vào nhiều hoàn cảnh, tình huống khác nhau. Có hoàn cảnh tốt, cũng có những tình huống ẩn chứa nhiều điều xấu xa. Trước những thứ ấy, liệu chúng ta có bị ảnh hưởng? Nói về điều này, có hai ý kiến trái chiều nhau. Có ý kiến cho rằng: “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, nhưng lại có một ý kiến khác: gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng”. Vậy ý kiến nào mới là đúng đắn?

Trước hết, chúng ta cùng đi tìm hiểu nội dung của hai ý kiến. Cả hai ý kiến đều đề cập đến mực và đèn. Mực là ám chỉ những hoàn cảnh mà ở đó ẩn chứa những điều xấu xa, có hại cho cuộc sống mọi người xung quanh. Còn đèn mang nghĩa ngược lại, đó là những hoàn cảnh tốt đẹp, ở đó con người học hỏi được nhiều điều. Cùng đề cập đến mực và đèn nhưng hai ý kiến lại mang nghĩa trái ngược nhau hoàn toàn. Một ý kiến khẳng định sự thay đổi của con người tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, họ tốt lên hoặc xấu đi, phụ thuộc rất nhiều vào cuộc sống xung quanh của họ. Còn ý kiến còn lại phủ định điều ấy, khi nói rằng con người độc lập hoàn toàn với hoàn cảnh xung quanh. Ta sẽ phải giải thích sao về điều này?

Vì sao gần mực thì đen, gần đèn lại rạng? Con người chúng ta không tồn tại tách biệt với hoàn cảnh xung quanh. Bởi chúng ta muốn sinh sống, làm việc, học tập, ta phải đi theo để phù hợp với hoàn cảnh ấy. Vì vậy, dù ít dù nhiều, ta luôn bị hoàn cảnh tác động. Ông cha ta đã nhận ra điều ấy qua câu tục ngữ như: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”. Cũng chính vì nhận ra điều ấy mà khi xưa, mẹ của Mạnh Tử phải chuyển chỗ ở ba lần cho con, những mong sao con có được một môi trường tốt nhất. Bạn không thể làm việc xấu giữa một cộng đồng chỉ toàn những người thật thà trách nhiệm. Và bạn cũng khó có thể giữ lòng mình trong sạch khi mọi người xung quanh đều xấu xa. Con người, vốn dĩ không thể tách bạch với môi trường xung quanh.

Chúng ta còn bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh, bởi trong một xã hội, nếu bạn đi ngược lại với con đường phát triển của xã hội ấy, bạn sẽ không thể tồn tại. Bạn trở thành kẻ lập dị, lỗi thời, bạn không được chào đón trong chính cuộc sống của mình. Đó là lí do vì sao, nhiều người muốn chọn cho mình một con đường riêng nhưng cuối cùng vẫn phải nằm trong vòng quay của hoàn cảnh môi trường. Vì thế, mà ở các nước châu Âu lớn mạnh, trình độ phát triển của họ càng cao, họ càng tạo ra được những con người thông minh, giàu có, và ở những nước kém phát triển, rất khó để xuất hiện một kì tích.Nhưng gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng có phải là sai?

Mỗi chúng ta có một ý chí, một ước mơ, nghị lực của riêng mình. Ta có thể sẽ bị hoàn cảnh ép buộc, xô đẩy, nhưng ý chí vẫn còn lại với riêng ta. Nếu ta mang trong mình một thâm tâm trong sạch, dẫu có vào chốn bụi bặm xấu xa, ta vẫn sẽ cố gắng giữ cho kì được sự tốt đẹp của mình. Nếu ta có sẵn lòng tham lam, ích kỉ, ta sẽ chỉ tìm cách chiếm đoạt, làm hại những người tốt đẹp xung quanh. Vì sao hoa sen ngâm mình dưới bùn đen mà vẫn ngát hương? Vì bản chất của hoa sen đã là thanh tao cao quý. Không ai trên cuộc đời này có thể thay đổi chúng ta ngoài bản thân.

Đi theo hoàn cảnh thì dễ, nhưng đứng ngoài hoàn cảnh lại không phải là điều giản đơn. Bởi nó cần đến sức mạnh của ý chí và nghị lực kiên cường, để chống chọi và thay đổi cả môi trường. Điều quan trọng là một trí tuệ sắc bén, một tâm hồn đẹp để phân biệt được mực và đèn, và để biến mực trở thành đèn. Có như vậy, mới thực sự xứng đáng đề được tôn trọng, đề cao.

Hai ý kiến thực chất có mối quan hệ bổ sung cho nhau. Trong cuộc sống, ta cần cả sự thay đổi và kiên định. Thay đổi theo hoàn cảnh để hợp với thời thế, để phát triển bản thân một cách toàn vẹn nhất. Nhưng giữ cho mình ở ngoài hoàn cảnh để sống cho trọn với tâm mình, để không bị bùn đen ô uế. Điều quan trọng trong cuộc sống mỗi người là phải cân bằng được cả hai lối sống: thay đổi hoặc bị thay đổi.

Dẫu là mực hay đèn, nó cũng chỉ là tiêu chí phụ để đánh giá con người. Miễn sao, chúng ta sống một cuộc đời đáng sống, một cuộc đời có yêu thương và đam mê, thì chúng ta sẽ không phải nuối tiếc điều gì.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

8


Bình An

Bài văn chứng minh “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” số 8

Nhân dân ta có một kho tàng tục ngữ vô cùng quý báu. Câu tục ngữ “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” thể hiện sâu sắc lời dạy của cha ông về cách sống. Câu tục ngữ trên thật đúng nhưng có ban không tán thành. Chúng ta cần phân tích và tìm hiểu chi tiết để biết được ý nghĩa và bài học mà câu tục ngữ thể hiện.

Về nghĩa đen, mực là một chất lỏng được dùng để viết hoặc vẽ. Nó có màu đậm, thường là màu đen và khó tẩy rửa. Khi sử dụng nó ai cũng phải cẩn thận nếu không mực sẽ làm bẩn lên tay, lên áo hay lên tường.

“Rạng” ở đây có nghĩa là sáng. Còn đen và vật dùng để thắp sáng. Đèn điện, đèn pin hay đèn dầu đều là những thứ rất hữu ích đối với cuộc sống của con người. Nhờ có đèn, chúng ta mới có ánh sáng để học tập, làm việc. Đèn soi sáng cả những nơi mặt trời không thể chiếu rọi. Đèn xua tan bóng tối, giúp người nhìn rõ mọi vật xung quanh. Đúng như lời nhận định “gần đèn thì sáng”.

Như vậy, xét theo nghĩa đen, câu tục ngữ muốn thể hiện: nếu như chúng ta tiếp xúc gần mực sẽ bị bôi bẩn, bị đen; ngược lại nếu chúng ta ở gần đèn thì chúng ta sẽ được đèn soi sáng, do đó mà trở nên sáng suốt tinh tường hơn.

Không chỉ dừng ở đó, câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa khác. Đó chính là: hoàn cảnh sống tác động đến nhân cách con người như thế nào. Mực là chỉ hoàn cảnh không tốt, môi trường sống không lành mạnh. Đèn là chỉ môi trường sống tích cực. Như thế có nghĩa là khi người ta sống trong môi trường không tốt thì nhân cách dễ bị tha hóa, dễ làm điều sai trái và sa ngã và ngược lại, nếu như được giáo dục trong môi trường lành mạnh thì con người có thể rèn luyện được tích cách của mình cho tốt.

Về cơ bản thì câu tục ngữ này đúng. Hoàn cảnh tác động và chi phối đến nhân cách chúng ta rất nhiều. Trẻ con sinh ra giống như một tờ giấy trắng. Những gì ta giáo dục, môi trường tác động đến nó như thế nào thì nó sẽ trở thành một con người như thế ấy. Nếu xung quanh bạn luôn có những người tốt, sống tích cực thì bạn cũng sẽ học được ở họ nhiều điều hay. Và ngược lại, nếu quanh bạn chỉ toàn những người xấu thì hoàn cảnh tiêu cực ấy cũng sẽ dần làm bạn tha hóa về nhân cách.

Cũng như trong một lớp học, nếu chúng ta chơi nhiều những bạn xấu thì chúng ta dễ bị rủ rê và lôi cuốn. Ta sẽ trở thành một người không tốt, không chịu học hành và dễ sa vào tệ nạn xã hội. Nhưng nếu ta chơi với nhiều bạn học giỏi, chăm chỉ thì ta sẽ có điều kiện để tiến bộ. Bạn cho ta những kiến thức mà bản thân ta bị thiếu hụt. Bạn dạy ta những điều tốt đẹp bổ ích thiết thực cho cuộc đời. Gần những người biết quan tâm đến những người khác tâm hồn ta cũng trở nên trong sáng hơn giàu tình yêu thương hơn. Nhưng cũng đừng vì thế mà thiếu quan tâm đến những người bạn xấu.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, Hồ Chí Minh là người lãnh tụ vĩ đại là mặt trời soi sáng cho cả dân tộc. Ở thời gian ấy biết bao những anh bộ đội cụ hồ đã sống đã chiến đấu noi gương theo phẩm chất của Người. Chính họ đã làm nên những chiến công oanh liệt, giải phóng quê hương, đất nước. Những đức tính của Người. Chính họ đã làm nên những chiến công oanh liệt giải phóng quê hương đất nước. Những đức tính của Người được ảnh hưởng, rèn luyện trong cuộc sống, trong chiến đấu từ những tấm gương sáng mà tiêu biểu là Bác Hồ. (Đó là lòng yêu nước tinh thần đoàn kết, tình yêu thương đồng bào, đồng chí, đó là thái độ chiến đấu hết mình hi sinh tất cả cho độc lập tự do). Nếu không có ánh sáng của Đảng dẫn đường nếu không có một môi trường tốt đẹp thì không có thể nào sản sinh ra được những con người tuyệt vời ấy. Câu tục ngữ “gần mực thì đen gần đèn thì rạng” luôn có ý nghĩa trong thực tế.

Bởi vậy dân gian ta cũng có câu: “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn” hay “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”. Hay như ngày xưa, bà mẹ của thầy Mạnh Tử đã chuyển nhà đến ba lần để chọn môi trường sống tốt cho con mình. Điểm cuối cùng bà chọn là trường học. Vì bà cho rằng, hàng ngày khi thấy học sinh ngoan ngoãn, lễ phép biết học hỏi thì Mạnh Tử theo đó mà cũng bắt chước được những điểm tốt đấy. Mà sau này Mạnh Tử đã trở thành một bậc tài nổi tiếng, được tôn vinh đến muôn đời.

Thế nhưng câu tục ngữ cũng chưa hoàn toàn đúng. Có rất nhiều người trong hoàn cảnh bị hạn chế, cái xấu luôn vây quanh nhưng họ vẫn không chịu tác động không trở thành con người xấu. Đó là những người có ý chí vươn lên, giàu nghị lực kiên cường trong cuộc sống. Ngược lại cũng có người được giáo dục tốt nhưng lại trở nên hư hỏng tự mình phá hủy nhân cách của mình. Dân gian ta đã lấy loài sen làm biểu tượng cho nhân cách cao đẹp “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Và Hồ Chí Minh là tấm gương cao đẹp cho bao thế hệ Việt Nam noi theo, dù có sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu thì Người vẫn luôn giữ được nhân cách sáng ngời, luôn chèo lái con thuyền cách mạng để đưa đất nước tới bến bờ độc lập.

Rõ ràng tốt xấu là tượng trưng của mực và đen. Chúng ta cần tránh xa những cái xấu, không để cái xấu của người khác là cạm bẫy đối với ta. Cái tốt của năng lực hay của đạo đức ta cũng đều học tập để không ngừng vươn lên trong quá trình “rèn đức luyện tài”. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường việc chọn bạn mà chơi chọn môi trường để tiếp xúc rất quan trọng. Chúng ta phải kịp thời nhận ra cái xấu, tránh xa nó chống lại nó để không rơi vào các tệ nạn xã hội. Đồng thời, chúng ta phải không ngừng hoàn thiện chính mình hướng đến những cái lành mạnh bổ ích. Chúng ta nên giúp đỡ những bạn xấu tránh xa khỏi sai lầm khắc phục kịp thời.

“Gần mực thì đen, gần mực thì sáng” là câu tục ngữ đúng đắn, đem đến cho ta lời khuyên thật đáng quý. Nó như một chân lý mà ta không nên phủ định. Thực hiện tốt lời khuyên ấy sẽ giúp ích cho ta được nhiều điều trong cuộc sống.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

9


Bình An

Bài văn chứng minh “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” số 9

Cha ông ta từng có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng!”. Nhưng trong đời sống, có một thực tế là gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Vậy chúng ta cần hiểu như thế nào về vấn đề này?

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. “Mực” là loại chất lỏng tối màu, ở gần mực sẽ bị sắc màu đó ảnh hưởng nên cũng có màu tối. Ngược lại, “đèn” là vật phát ra ánh sáng, vật nào ở gần đèn sẽ được đèn chiếu rọi nhờ đó mà trở nên sáng rõ. Câu tục ngữ mang hàm ý: nếu sống gần người xấu ắt sẽ bị lây nhiễm những tính xấu và nếu được sống gần những người tốt sẽ được ảnh hưởng những tính tốt đẹp của họ. Câu tục ngữ phản ánh mối quan hệ giữa con người với môi trường sống: môi trường xấu thì khiến con người trở nên xấu xa, ngược lại, môi trường tốt sẽ làm con người trở nên tốt đẹp. Câu tục ngữ bộc lộ quan điểm: môi trường quyết định tính cách con người.

Quả thực, không ít sự thực đã chứng minh cho câu tục ngữ đó. Cha ông ta còn có câu “Giỏ nhà ai / Quai nhà nấy”, “Cha nào con nấy”, “Bước chân trước ở đâu / Bước chân sau ở đấy”…cũng mang hàm ý này. Có nhiều gia đình, cha mẹ sống buông thả, lười lao động, làm những việc phạm pháp. Con cái họ lớn lên cũng bị nhiễm tính cách từ cha mẹ nên trở nên xấu xí như vậy. Chúng biến thành những đứa bé hư, lười học, nghịch ngợm, phá phách khiến thầy cô phiền lòng, bạn bè xa lánh… Hay cũng có những bạn học sinh vốn ngoan ngoãn, hiền lành nhưng thường xuyên bị những người bạn xấu rủ rê lôi kéo. Cuối cùng, họ trở thành những học sinh lười biếng, lêu lổng thậm chí thành những con nghiện rất khó chữa trị.,.

Mặt khác, có rất nhiều gia đình có những truyền thống tốt đẹp: truyền thống hiếu học, truyền thống thể thao,… Đó là do các thế hệ ông bà, cha mẹ đi trước đã làm gương cho con cháu về sự chăm chỉ, cần cù… Con cháu học lớn lên trong một môi trường giáo dục tốt đã theo đó mà phát triển những đức tính tốt đẹp của gia đình. Trong trường học, có những tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết, bạn bè biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Có bạn học sinh nào còn học chưa tốt, còn nhút nhát… khi bước vào môi trường tập thế như vậy sẽ được giúp đỡ tận tình để trở thành tiến bộ. Họ trở nên sôi nổi, hăng hái, tích cực hơn…

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã xuất phát từ những trải nghiệm có thực của dân gian ta. Song, bên cạnh đó, chúng ta cũng cần thừa nhận một thực tế khác; có những người gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.

Bên trong một tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết vẫn còn một bộ phận, nhỏ ăn chơi đua đòi, lười biếng hư hỏng. Bên trong một gia đình có truyền thống tốt đẹp lâu đời vẫn có những đứa con không thể dạy bảo được… Đó là những “Con sâu làm rầu nồi canh”, là những kẻ gần đèn mà không biết sáng.

Mặt khác, cũng có những người gần mực mà không bị lu mờ, tăm tối. Họ đã biết dùng thứ ánh sáng của riêng mình, mạnh hơn thứ bóng tối của mực đen để tự toả sáng. Ta có thể nhắc đến những em bé lang thang cơ nhỡ, nay đây mai đó nhưng vẫn chăm chỉ, cần cù học chữ. Đó là những người “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùi”.

Có điều khác thường ấy bởi mỗi người lại có một bản lĩnh sống khác nhau. Có người dễ bị a dua, lôi kéo nên nhanh chóng nhiễm những thói xấu của xã hội. Nhưng cũng có người biết khẳng định bản thân, sống rất cá tính biết bảo vệ quan điểm sống đúng đắn của mình. Do vậy, họ đứng vững được trước những sự cám dỗ tầm thường.

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” nhắc nhở mỗi chúng ta cần biết lựa chọn cho mình một môi trường bạn bè, tập thể tốt để có thề được học tập những điều tốt đẹp. Song, trong cuộc sống hàng ngày, điều quan trọng là mỗi chúng ta cần rèn cho mình một bản lĩnh vững vàng biết “đãi cát tìm vàng” để học tập những điều hay lẽ phải và biết giữ vững bản lĩnh để tránh những điều xấu xa.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

10


Bình An

Bài văn chứng minh “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” số 10

Từ bao đời nay, ca dao, tục ngữ là những công cụ để cha ông ta dăn dạy các thế hệ con cháu những điều hay lẽ phải. Với câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần có một suy nghĩ nghiêm túc về nó để tìm cho mình một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu. Tuy nhiên, có một số ý kiến trái chiều cho rằng “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng”

Vì một số ý kiến trái chiều đó của các bạn nên tôi thấy cần phải có sự tranh luận để làm rõ vấn đề cùng các bạn. Trước hết tôi sẽ nêu ý nghĩa của câu tục ngữ này. Câu tục ngữ trên có hai nghĩa: Nghĩa đen là mực có màu đen là loại công cụ để các cụ ngày xưa viết chữ Hán hoặc sao chép lại một tài liệu nào đó, nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen đó mà không cẩn thận để mực giây ra tay ta, quần áo thì rất dễ bị giây bản; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn, soi sáng cho bản thân ta.

Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nếu bản thân ta luôn gần gũi, tiếp xúc với những thói hư tật xấu hay những người xấu hoặc luôn sống trong một môi trường xấu mà lập trường tư tưởng của ta không vững vàng thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; và ngược lại nếu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với những điều tốt đẹp, những người tốt, ta luôn được sống trong môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập những điều tốt đẹp từ đó.

Như vậy câu tục ngữ đã được cắt nghĩa rất rõ ràng. Tôi cho rằng quan điểm “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” của một số bạn, là do các bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu tục ngữ đó, là do các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo và thực tế. Có lẽ các bạn cho rằng: mình cứ gần gũi những thói hư tật xấu, những người xấu nhưng nếu mình nhất quyết không làm theo những điều đó thì làm sao mà “đen” được; ngược lại khi mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo người ta thì sao “rạng” lên đây?

Tôi thấy đó là một suy nghĩ hết sức chủ quan về cuộc sống. Trong thực tế xã hội hiện nay, một số thanh niên không nhỏ chơi bời giao thiệp với bọn trộm cắp, bọn xã hội đen hay bọn xì ke ma túy và chỉ trong một khoảng thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành “dân” trộm cắp, họ cũng thành con nghiện ma túy. Hay một số cô gái ở quê ra thành phố lao động, không thích làm việc nặng nhọc nhưng lại thích có nhiều tiền để tiêu xài, thích giao lưu với những kẻ ăn chơi, đàng điếm, có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ dàng xa ngã, trở thành gái nhảy, gái “bán hoa” – Một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án và xa lánh.

Khi đọc tác phẩm“Chí Phèo” của Nam Cao, tôi thấy nhân vật Chí Phèo vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị bắt vào tù; hàng ngày anh phải tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận. Kết quả là anh trở thành con “quỹ dữ” của làng Vũ Đại, anh đã làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng, khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhiêu nước mắt và máu phải đổ xuống.

Ngày nay trên báo chí không ít thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện và đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la chơi bời chỗ bạn bè nghiện cũ, bị lôi kéo và thế là lại “ngựa quen đường cũ” và trở về con đường chích hút lúc nào không hay.

Các bạn cho rằng “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nhưng khi gần kẻ xấu các bạn có đủ vững vàng để quyết không học theo cái xấu của bọn chúng không? Trong số đó có nhiều người gần bọn xấu, mặc dù cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn chúng ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu của xã hội như bọn họ. Còn khi gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn có suy nghĩ kiêu căng, tự ái, có cái tôi quá lớn hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.

Khi đã giải thích rõ ràng tôi vẫn kiên định với ý nghĩa của câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là hoàn toàn đúng. Còn một số bạn cho rằng “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” theo tôi là không chính xác. Các bạn cần có sự suy nghĩ đúng đắn và nghiêm túc về ý nghĩa của câu nói đó. Câu tục ngữ, ca dao của thế hệ cha ông chúng ta để lại được đúc rút từ kinh nghiệm của bao đời. Nó đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường sống tốt đẹp và quyết xa lánh môi trường xấu.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Tin Tức tổng hợp 24h

Top 4 địa chỉ bảo hành hitachi uy tín

Published

on

Hitachi là thương hiệu uy tín được nhiều người tin dùng bởi mẫu mã sang trọng cùng chức năng hoạt động mạnh mẽ. Tuy nhiên, dù năng suất có tốt đến đâu thì qua thời gian dài sử dụng, tủ lạnh nhà bạn cũng sẽ gặp phải sự cố gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của gia đình. Bài viết tổng hợp của cẩm nang nhà bếp sẽ cho bạn biết các nơi bảo hành uy tín nhất năm 2022 hiện nay ngay sau đây.

Tại sao phải tìm đến các địa chỉ bảo hành Hitachi?

Bạn dành bao nhiêu thời gian để chăm sóc cho chiếc tủ lạnh của mình? Hầu hết mọi người đều có cuộc sống bận rộn, không mấy để tâm đến chiếc tủ lạnh nhà mình. Điều này khiến tủ lạnh nhà bạn dễ gặp tình trạng hỏng hóc khiến các chức năng hoạt động suy giảm. Chiếc tủ lạnh là công cụ phục vụ đời sống không thể thiếu trong mỗi gia đình thời hiện đại. Vậy mà chúng ta lại lơ là việc bảo dưỡng tủ lạnh, liệu chất lượng của nó có thể duy trì cùng thời gian hay không? Và khi đó, chất lượng người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng. Cũng chính vì thế mà việc bảo trì tủ lạnh cần được diễn ra thường xuyên. 

Bạn đang phân vân không biết đâu là địa chỉ bảo hành tủ lạnh Hitachi chất lượng? Dưới đây là Top 3 trung tâm bảo hành tủ lạnh Hitachi tại Hà Nội uy tín nhất mà bạn nên tham khảo.

Trung tâm bảo hành tủ lạnh Đình Nhật

Điện lạnh Đình Nhật là một trung tâm bảo hành đã được ủy quyền chính hãng đến từ thương hiệu Hitachi. Trung tâm hoạt động với việc luôn đảm bảo đầy đủ những chính sách bảo hành tại Hitachi đưa ra.

Điện lạnh Đình Nhật sau 10 năm liên kết và hoạt động với Hitachi, trung tâm bảo hành tủ lạnh luôn dành cho khách hàng một sự hài lòng nhất định.

Với trách nhiệm bảo hành đúng tiêu chuẩn, miễn phí và sửa chữa khi hết hạn. Do vậy, bạn sẽ cực kỳ yên tâm nếu sử dụng dịch vụ của trung tâm bảo hành tủ lạnh Hitachi Đình Nhật. 

Khung giờ từ 7h sáng đến 9h tối, gồm tất cả ngày trong tuần, chủ nhật hay lễ tết, Đình Nhật đều phục vụ bạn chu đáo và tận tình.

Sở hữu đội ngũ nhân viên kỹ thuật cao, kinh nghiệm dày dặn trên 10 năm sửa chữa. Mang trong mình phẩm chất đạo đức tốt giúp cho Đình Nhật đứng đầu trong những cuộc bình chọn. Do đó, chúng tôi luôn cam kết sẽ bảo hành và sửa chữa toàn bộ những vấn đề mà khách hàng gặp phải. 

Không phân biệt tủ lạnh lớn hay nhỏ, hạng cao cấp hay bình dân, cũ hay mới, tủ lạnh thường hay INVERTER.

Đình nhật cam kết rằng: Tất cả những thiết bị, phụ kiện thay thế mà trung tâm đang sử dụng đều được các nhà sản xuất chính hãng cung cấp. Hitachi đảm bảo 100% chính hãng và giảm 20% nếu tủ lạnh đã hết hạn bảo hành hay không đủ điều kiện để bảo hành. Chăm sóc khách hàng bằng điện thoại, tư vấn đưa ra giải pháp miễn phí. Hỗ trợ sửa chữa ngay trong vòng 30 phút khi nhận được yêu cầu từ khách hàng.

Thông tin liên hệ: 

Địa chỉ: số 246 Tam Bình, TP Thủ Đức.

Hotline: 0905.206.288

SĐT Tổng đài: 02866.809.584

Email: dienlanhdinhnhat68@gmail.com

Website: dinhnhat.com

Trung tâm bảo hành Hitachi tại nhà – nhanh chóng – tiện lợi

Trung tâm bảo hành tại nhà đã hoạt động với thâm niên 10 năm trong ngành sửa chữa và bảo hành. Trung tâm đảm bảo sẽ không có bất kỳ sự cố nào từ máy móc mà nhân viên không thể sửa chữa.

Đội ngũ nhân viên tại đây được tuyển chọn vô cùng kỹ lưỡng, thường xuyên được đào tạo các lớp về nghiệp vụ chuyên môn. Khả năng xử lý tình huống hiệu quả và nhanh chóng. Kiểm soát được tất cả những hư hỏng của máy móc một cách chuyên nghiệp, chất lượng.

Trang thiết bị hiện đại mà trung tâm bảo hành đang sở hữu, đảm bảo sẽ tìm ra nguyên nhân hỏng một cách chính xác, sớm nhất. Từ đó đưa ra phương án giúp cho khách hàng hạn chế chi phí sửa chữa. Hạn chế tối đa thời gian cho cả khách hàng và trung tâm.

Với chế độ mà trung tâm mang lại như: kiểm tra miễn phí tủ lạnh, báo giá trước khi yêu cầu sửa chữa hoặc thay mới. Đảm bảo thành thật với khách hàng về hư hại và báo giá.

Thời gian hoạt động của trung tâm là 24/7 bao gồm tất cả những ngày trong tuần và lễ tết. Đảm bảo khách hàng luôn được phục vụ tận tình khi đến với “Trung tâm bảo hành tại nhà”.

Đặc biệt, tất cả những thiết bị thay mới mà trung tâm sử dụng đều được bảo hành và đảm bảo cho khách hàng nhiều ưu đãi trong những lần tiếp theo.

Thông tin liên hệ:

Trụ sở chính:

270 đường Võ Thị Sáu – Phường 7 – Quận 3, TPHCM.

Số 8 Nguyễn Huệ – Phường Bến Nghé – Quận 1.

Số 91 Nguyễn Hữu Cảnh – Phường 22 – Quận Bình Thạnh.

8A Trường Sơn – Phường 2 – Quận Tân Bình.

Điện thoại: 0286.800.770 hoặc 0938.630.871

Website: http://trungtambaohanhtainh.com

Điện lạnh Huỳnh Anh – Trung tâm bảo hành tủ lạnh Hitachi uy tín và chất lượng nhất

Trung tâm bảo hành tủ lạnh Hitachi chi nhánh Huỳnh Anh là trung tâm điện lạnh đã được ủy quyền. Hiện nay trung tâm này được coi là địa điểm sửa chữa, bảo hành uy tín bậc nhất tại TPHCM. Với hệ thống chi nhánh trải dài khắp các quận huyện từ nội thành đến ngoại thành. Do đó, điện lạnh Huỳnh Anh đảm bảo phục vụ cho khách hàng nhanh nhất có thể nhưng vẫn đầy đủ sự uy tín và chất lượng cao.

Bạn nhận được lợi ích gì khi đến với Điện lạnh Huỳnh Anh?

Bảo hành miễn phí nếu sản phẩm còn hạn bảo hành. Sản phẩm hết hạn bảo hành ít hơn 6 tháng được tăng hỗ trợ trong quá trình sửa chữa hay thay mới.

Kỹ thuật viên chuyên nghiệp đã được đào tạo chuyên môn bài bản,  được huấn luyện nghiệp vụ hàng năm. Nhằm nâng cao chất lượng sửa chữa, xử lý triệt để mọi hư hỏng của sản phẩm. Hoàn thành công việc thật xuất sắc.

  • Phong cách chuyên nghiệp, chu đáo, tư vấn tận tình. Tinh thần trách nhiệm cao. Luôn minh mạch trong quá trình sửa chữa, báo giá sản phẩm cho khách hàng.
  • Tuân thủ đúng quy trình sửa chữa. 
  • Thời gian linh động, nhanh chóng giúp khách hàng chủ động sắp xếp thời gian.
  • Chế độ ưu đãi cho khách hàng là vô cùng hấp dẫn. Ví dụ như giảm giá linh kiện, vệ sinh miễn phí, tặng phiếu mua hàng…

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: số 38 Cây Keo, phường Tam Phú, TP Thủ Đức.

Hotline: 02822.477.877 hoặc 0931.757.139

Email: Dienlanhhuynhanh@gmail.com

Website: http://dienlanhhuynhanh.com
Trên đây là Top 3 địa chỉ bảo hành hitachi uy tín mà bạn có thể tham khảo để giúp bạn và gia đình nâng cao chất lượng cho chiếc tủ của mình. 

=> Địa chỉ bảo hành bosch tại hà nội

Continue Reading

Tin Tức tổng hợp 24h

Top 10 Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao

Nam Cao được biết đến trong lịch sử văn học Việt Nam là một nhà văn hiện thực xuất sắc. Ổng để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị trên cả hai đề tài về người trí thức tiểu tư sản và người nông dân nghèo. Nhưng tên tuổi của ông vẫn gắn liền với tác phẩm “Chí Phèo”- Một kiệt tác của Nam Cao, một tác phẩm mang đậm giá trị nhân đạo sâu sắc, đồng thời cũng phê phán cái xã hội thối nát bấy giờ. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” đã dược Toplist tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Published

on

Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” số 1

Nam Cao là một nhà văn lớn của dân tộc. Ông chuyên viết về người nông dân nghèo khổ trong xã hội cũ. Họ không những nghèo mà thậm chí còn bị đẩy vào bước đường cùng, bị tha hóa cả nhân hình lẫn nhân tính. Điển hình trong đó là tác phẩm Chí Phèo. Qua những biến cố nghiệt ngã trong cuộc đời Chí từ một chàng thanh niên hiền lành chịu khó trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại, Nam Cao không những nói lên sự thật cay đắng về số phận của những người nông dân bất hạnh và bất lực dưới ách thống trị tàn ác của thực dân phong kiến, mà còn thể hiện giá trị nhân đạo rất sâu sắc. Ông cảm thương và xót xa cho những mảnh đời cơ cực.

Trung tâm của tác phẩm là Chí Phèo – đại diện cho những người nông dân bị bần cùng hóa tới mức đánh mất chính bản thân mình, lao vào con đường tội lỗi và tối tăm. Chí dù không cha không mẹ nhưng Chí vẫn trở thành một con người tốt. Chí làm thuê làm mướn, chịu thương chịu khó kiếm sống nuôi thân. Nhưng đường đời vốn dĩ lắm truân chuyên, Chí bị gia đình Bá Kiến đẩy vào tù. Năm tháng tù đày và lòng hận thù biến Chí trở thành một con người hoàn toàn khác từ ngoại hình cho đến tính cách. Chí xăm trổ những hình thù quái dị, cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn… trông gớm chết. Trước đây Chí tốt đẹp bao nhiêu thì giờ đây lại xấu xa, tồi tệ bấy nhiêu.

Con đường tha hóa của Chí tỉ lệ thuận với sự tàn ác, bất nhân của chế độ phong kiến. Trong xã hội ấy còn rất nhiều người giống như Chí. Chí chỉ là một nhân vật điển hình trong phần người đông đảo ấy. Họ bị như vậy không phải vì bản thân quá yếu hèn, không có nghị lực vươn lên, mà vì sự tàn ác của chế độ quá lớn. Trong khi đó họ lại chỉ là những người nông dân thấp cổ bé họng, không tiền, không địa vị, không học thức. Làm sao có thể chống lại được với giai cấp đầy quyền lực và tàn nhẫn? Nam Cao bày tỏ sự xót thương và đồng cảm sâu sắc với Chí và những con người bất hạnh như Chí.

Trong chuỗi ngày dài dằng dặc với những niềm cay đắng chồng chất giống như những vết sẹo chằng chịt trên khuôn mặt trong những lần vạch mặt ăn vạ, nhà văn đã đưa thị Nở đến với Chí. Sự kiện này đã làm Chí tỉnh thức và tìm lại được chính mình. Sau đêm gặp thị, Chí tỉnh táo và nhận thức được mọi thứ xung quanh mình. Cuộc sống thật giản đơn mà lại hạnh phúc đến vậy. Tiếng mái chèo gõ cá, tiếng chim hót, tiếng người nói lao xao đi chợ, và dáng dấp của một người đàn bà ngay cạnh bên, tất cả đã mang đến cho Chí sự quyết tâm trở lại làm người lương thiện. Đằng sau những tiếng chửi chua ngoa, sau những trận rượu say xỉn triền miên, ta lại thấy một Chí Phèo đầy lòng nhân ái và giàu tình yêu thương. Có thể thị dở hơi nên thị không ý thức được điều mình đang làm là sống cùng với một thằng không cha không mẹ, chuyên đi rạch mặt ăn vạ nhưng Chí đang hoàn toàn tỉnh táo.

Trước mặt Chí là người đàn bà ế chồng, xấu xí và ngờ nghệch nhưng điều đó có là gì khi Chí cảm nhận được tình cảm rất chân thật và trong sáng của thị. Thị chẳng hề đắn đo suy nghĩ hay có bất kì một thành kiến nào đối với một kẻ đi ở tù về như Chí. Thị dở nhưng tấm lòng của thị rất thánh thiện. Bát cháo hành thị nấu được nêm gia vị bằng sự đồng cảm, bằng tình yêu thương rất chân thật. Bát cháo ấy đã đánh thức phần người trong Chí trỗi dậy. Chí muốn cùng thị thực hiện ước mơ ngày nào của mình: có một gia đình nho nhỏ, chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải thêu thùa. Ước mơ ấy không chỉ của riêng Chí mà của rất nhiều người. Chí không chê thị dở, lại càng không chê thị xấu. Có thể do tình yêu mù quáng, nhưng ước mơ kia của Chí là điều rất đúng đắn và nghiêm túc. Sau bao nhiêu biến cố xảy ra, sau những vết sẹo kéo dài trên mặt, Chí lại trở về là một con người rất hiền lành, rất tốt tính. Mối tình của Chí với thị như một ân huệ mà Nam Cao muốn dành cho đứa con đẻ của mình, để Chí được một lần trong đời sống hạnh phúc dù chỉ là ít ỏi. Bởi ngay sau đó, thị đã nghe lời bà cô cự tuyệt Chí.

Thêm lần nữa Chí chìm vào cơn say. Nhưng cơn say này khác với những cơn say trước. Bởi nó có lẫn men rượu với hơi cháo hành thoang thoảng. Sự tuyệt vọng và lòng hận thù lại trào dâng trong Chí, dẫn bước chân Chí tới thẳng nhà Bá Kiến dù trong đầu xác định đến nhà thị Nở để giết chết con khọm già nhà nó. Nhưng họ đâu có tội tình gì. Chí ra nông nỗi này đều do Bá Kiến gây nên. Chí giết chết hắn rồi tự tử. Chí không muốn sống tiếp cuộc đời đằng đẵng những khổ đau này nữa. Ngay cả một ước mơ giản đơn nhất Chí cũng không được quyền thực hiện. Chí được sinh là làm người nhưng lại sống như một con quỷ dữ, chẳng ai dám lại gần Chí. Cho tới khi thị đến nhưng cuối cùng thị cũng quay lưng lại với Chí. Chí cảm thấy cô đơn và lạc lõng giữa biển người mênh mông. Chí sợ rằng tuổi già của mình sẽ trở nên cô độc và đau khổ… Chí chết, Chí sẽ không còn phải tiếp tục chìm trong men say nữa, cũng chẳng phải xuất hiện trước mặt mọi người với dáng dấp trông gớm chết.

Dù Chí chết, nhưng còn có một Chí Phèo con trong bụng thị Nở. Thị cúi xuống và nghĩ tới cái lò gạch xa xa. Bá Kiến chết còn có Lý Cường. Hắn cũng gian ác và xảo trá như cha hắn. Chí chết, câu chuyện kết thúc nhưng những bất công và những số phận bất hạnh như Chí Phèo vẫn còn tồn tại nhiều trong xã hội. Không biết rằng có bao nhiêu thị Nở để mang đến niềm hạnh phúc dù là ít ỏi cho những cuộc đời ấy. Qua đó, nhà văn Nam Cao muốn gửi gắm và bày tỏ niềm xót thương, sự đồng cảm của mình đối với người nông dân cùng khổ. Đồng thời ông cũng ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp, những tấm lòng lương thiện còn sót lại sau những xô bồ, bon chen của cuộc sống lao đao, lận đận.

Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, Nam Cao đã dựng lên một Chí Phèo mang giá trị nhân đạo vô cùng sâu sắc.

Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm
Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” số 1
Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm
Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” số 1

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2


Bình An

Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” số 2

Nam Cao được biết đến trong lịch sử văn học VN là một nhà văn hiện thực xuất sắc. Ổng để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị trên cả hai đề tài về người trí thức tiểu tư sản và người nông dân nghèo. Nhưng tên tuổi của ông vẫn gắn liền với tác phẩm Chí Phèo- Một kiệt tác của NC, một tác phẩm mang đậm giá trị nhân đạo sâu sắc, đồng thời cũng phê phán cái xã hội thối nát bấy giờ.

Xây dựng nên hình tượng người nông dân bị tha hóa trong xã hội thực dân trước Cách mạng tháng Tám là một sáng tạo mới trong nền văn xuôi nước nhà nói chung và của Nam Cao nói riêng. Nhà văn đã cảm nhận được cái vẻ đẹp chất phác, bình dị ẩn chứa trong cái vẻ bề ngoài thô ráp, xù xì của họ, mà tiêu biểu là nhân vật Chí Phèo- một điển hình nghệ thuật về người nông dân bị xô đẩy chà đạp đến mức tha hóa. Chí không may mắn khi được sinh ra trong một gia đình không đàng hoàng, không cha không mẹ, không một tấc đất cắm dùi. Có một hoàn cảnh sống tội nghiệp, nhưng Chí lớn lên khá khỏe mạnh, hiền lành, lương thiện,… Có một ước mơ giản dị như bao người nông dân khác: một gia đình nhỏ, chồng cày cấy, vợ dệt vải… Vốn từng mang trong mình bản chất của một con người đúng nghĩa, Chí phân biệt được đúng sai, tốt xấu qua hành động bóp chân cho bà Ba- “Hắn cảm thấy nhục hơn là thích”.

Sống ở một cái xã hội bình thường, người như Chí hoàn toàn có thể sống một cách lương thiện yên ổn. Nhưng cuộc đời nào có hai chữ “bình lặng”…Bằng ngòi bút lạnh lùng nhưng đa cảm, Nam Cao đã cho thấy tất cả nỗi thống khổ ghê gớm của nhân vật Chí Phèo . Nỗi thống khỏ đó không phải là không cha không mẹ, không nhà không của, không họ hàng thân thích… mà chính là Chí Phèo bị xã hội vằm nát của cả bộ mặt người, cướp đi lình hồn người phải sống kiếp sống tối tăm của con vật lạ. Đó là nỗi thống khỏ của cá thể sinh ra là hình hài của một con người nhưng lại không được làm người và bị xã hội từ chối, xua đuổi. Tình trạng bi thảm này được tác giả mình chứng cho đoạn mở đầu giới thiệu một chân dung, một tính cách “hấp dẫn”, vừa hé cho thấy một số phẩn bi đát.

Dù say rượu đến điên khùng, Chí Phèo vẫn như cảm nhận thấm thía”nông nỗi” khốn khổ của thân phận mình. Anh chửi trời, chửi đời rồi chuyển sang chửi tất cả làng Vũ Đại, cuối cùng ảnh chửi cái thằng cha con mẹ nào đẻ ra thằng Chí Phèo. Không ai chửi lại vì rất đơn giản là không ai coi anh như là một con người. Nam Cao có vài cái nhìn đầy chìu sâu nhân đạo khi đi vào nội tâm nhân vật để phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện của những con người khốn khổ. Chí Phèo đến với Thị Nở trong một đêm say rượu. Như điều kì diệu là TN không phải chỉ khơi dậy bản năng ở gã đàn ông say, mà lòng yêu thương mộc mạc, chân thành, sự chăm sóc giản dị của người đàn bà xấu xí, vô duyên và ngớ ngẩn ấy đã làm thức tỉnh Chí Phèo.

Trong tâm hồn tưởng chừng như đã chai sạn, thậm chí bị hủy hoại của Chí Phèo, phần lương thiện ngày thường bị lấp đi vẫn le lói một ánh sáng lương tri, sẽ bừng sáng lên lúc gặp cơ hội. Lần đầu tiên khi tỉnh giấc, anh bâng khuâng nghe tiếng chim hót, tiếng đập mái chèo đuổi cá , tiếng cười nói của những người đi chợ, thì niềm ao ước một gia đình nhỏ lại trỗi dậy trong lòng anh sau những tháng ngày dài chìm trong cơn say khướt. Nam Cao đã phát hiện ra ngọn đóm đỏ đăng hắt hiu le lói, việc cuối cùng là cho nó chút mồi để nó bùng lên. Nhưng còn đường đời của Chí lại bị chắn đứng lại. Bà cô của TN – Nhân vật đại diện cho suy nghĩ của dân làng Vũ Đại đã nhất quyết không cho cháu mình đi lấy một “thằng chỉ có nghề là rạch mặt ăn vạ”. Cánh cửa quay về lương thiện đã đóng xập trước mặt Chí.

Đau khổ CP phải cất lên tiếng thét “Tao muốn làm người lương thiện…”, “Ai cho tao lương thiện?..” Chí đã nhận thức được bản chất con người của mình thì không còn nguyên cớ nào lại có thể biến anh sống trở lại kiếp quỷ dữ, không thể tiếp tục rạch mặt ăn vạ, giết người đốt nhà. Chí đã đâm chết bá kiến và tự kết thúc cuộc đời mình. Đó là một kết cục bi thảm nhất, đồng thời cũng là chiếc chìa khóa giải thoát CP khỏi kiếp đời trớ trêu, cái kiếp số muốn sống như một con người nhưng không thể được. Chính cái xã hội thối nát thời bấy giờ đã tạo ra những sản phẩm như Chí Phèo-hình ảnh tiêu biểu của người lao động lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh, tôi lỗi dần dần bị tha hóa về thể xác lẫn tâm hồn. Mà đại diện cho giai cấp thống trị chính là Bá Kiến-một tên cường hào cáo già trong nghề thống trị dân đen, được khắc họa qua những chi tiết ngoại hình độc đáo, từ “giọng nói rất sang”, lối nói ngọt ngào đến cái cười Tào Tháo…

Vì sự hờn ghen vớ vẩn của hắn đã đẩy Chí vào con đường tù tội. Chốn lao ngục ấy của bọn thực dân đã tiếp tay cho lão cường hào thâm độc để giết chết phần người trong Chí Phèo, biến Chí thành Phèo, biến người nông dân lương thiện thành quỷ dữ. Sự tha hóa ấy không chỉ có Bá Kiến, nhà tù thực dân gây ra, mà còn những người dân sống ở làng Vũ Đại mà tiêu biếu nhất là bà cô của TN- Con người đã tạo ra bức tường vô hình ngắn cách Chí đến với cuộc sống đích thực của một người lương thiện. Kết thúc câu truyện là một tình tiết đầy ngụ ý, biết đâu lại chẳng có một “CP con” bước ra từ cái lò gạch cũ vào đời để “nối nghiệp bố”. Hiện tượng Chí Phèo chưa thể hết khi xã hội tàn bạo vẫn không cho con người được sống hiền lành, tử tế, vẫn còn những người dân lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh, tội lỗi. Sức mạnh của tác phẩm là vạch ra được cái quy luật tàn bạo, bi thảm này trong cái xã hội tối tăm của nông thôn nước ta thời đó.

Tác phẩm Chí Phèo mạng đậm giá trị nhân đạo đặc sắc, thể hiện tấm lòng yêu thương của NC đối với những người khốn khổ. Chí Phèo còn là tiếng kêu cứu thiết tha của những người bất hạnh. Hãy bảo vệ và đấu tranh cho quyền được làm người của những con người lương thiện.

Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm
Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” số 2
Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm
Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” số 2

3


Bình An

Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” số 3

Trong dòng văn học hiện thực phê phán 1930-1945. Chí Phèo có lẽ là tác phẩm thành công hơn cả trong việc đem lại cho người đọc những ấn tượng mạnh mẽ, không thể quên về bức tranh đen tối ngột ngạt, bế tắc của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, đồng thời thức tỉnh cái phần lương tri tốt đẹp nhất của con người, khơi dậy lòng căm ghét cái xã hội vạn ác đã chà đạp lên nhân phẩm con người, thương xót, cảm thông với những thân phận cùng đinh bị giày vò, tha hóa trong chế độ cũ.

Căm ghét xã hội thực dân phong kiến thối nát, phê phán mãnh liệt các thế lực thống trị xã hội, trên cơ sở cảm thông, yêu thương trân trọng con người, nhất là những con người bị vùi dập, chà đạp, đó là cảm hứng chung của các nhà văn hiện thực phê phán giai đoạn 30-45. Tuy nhiên, trong tác phẩm Chí Phèo,Nam Cao đã khám phá hiện thực ấy bằng một cái nhìn riêng biệt. Nam Cao không trực tiếp miêu tả quá trình bần cùng, đói cơm, rách áo dù đó cũng là một hiện thực phổ biến. Nhà văn trăn trở, suy ngẫm nhiều hơn đến một hiện thực con người: con người không được là chính mình, thậm chí, không còn được là con người mà trở thành một con “quỉ dữ”, bởi âm mưu thâm độc và sự chà đạp của một guồng máy thống trị tàn bạo. Với một cái nhìn sắc bén, đầy tính nhân văn, bằng khả năng phân tích lý giải hiện thực hết sức tinh tế, bằng vốn sống dồi dào và trái tim nhân ái, nhà văn đã xây dựng nên một tác phẩm với những giá trị hiện thực và nhân đạo đặc sắc không thể tìm thấy ở các nhà văn đương thời.

Thật ra trong bất cứ tác phẩm nghệ thuật chân chính nào, giá trị hiện thực bao giờ cũng đi liền với giá trị nhân đạo. Tác phẩm càng xuất sắc, những giá trị ấy càng thẩm thấu, thống nhất với nhau, khó tách rời. Chí Phèo của Nam Cao cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Bởi vì nội dung phản ánh (và tiếp nhận) – yêu thương, trân trọng hay căm ghét, khinh bỉ? Tách riêng ra hai giá trị là làm phá vỡ sự gắn liền hữu cơ của một chỉnh thể nghệ thuật vốn dĩ thống nhất.

Đọc xong tác phẩm Chí Phèo ta thấy gì? Mở đầu tác phẩm là cảnh Chí Phèo ngật ngưởng trên đường đi vừa chửi, từ trời đến người, tiếng chửi hằn học, cay độc và chua xót. Kết thúc là cảnh Chí Phèo giãy đành đạch giữa bao nhiêu là máu tươi. Bao trùm lên tất cả, tác phẩm ám ảnh ta một không khí ngột ngạt, bế tắc đến khủng khiếp, đầy những mâu thuẫn không thể dung hòa của một làng quê Việt Nam trước Cách mạng, với bao cảnh cướp bóc, dọa nạt, giết chóc, ăn vạ, gây gổ… trong đó Chí Phèo hiện lên như một biếm họa tiêu biểu. Hãy nghe nhà văn miêu tả: “Bây giờ thì hắn trở thành người không tuổi rồi. Ba mươi tám hay ba mươi chín? Bốn mươi hay là ngoài bốn mươi. Cái mặt hắn không trẻ cũng không già; nó không còn phải là mặt người: nó là mặt một con vật lạ, nhìn mặt những con vật có bao giờ biết tuổi?.

Sau khi ở tù về, hắn đã trở thành một con quỉ dữ của làng Vũ Đại mà không tự biết. Cuộc đời hắn không có ngày tháng bởi những cơn say triền miên. Hắn ăn trong lúc say, thức dậy vẫn còn say, đập đầu rạch mặt, chửi bới, dọa nạt trong lúc say, uống rượu trong lúc say, để rồi say nữa, say vô tận. Chưa bao giờ hắn tỉnh và có lẽ chưa bao giờ hắn tỉnh để nhớ hắn có ở đời. Có lẽ hắn cũng biết rằng hắn là quỉ dữ của làng Vũ Đại để tác quái cho bao nhiêu dân làng. Hắn đâu biết hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đập đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu nước mắt của bao nhiêu người lương thiện… Tất cả dân làng đều sợ hắn và tránh mặt hắn mỗi lần hắn qua…”

Đoạn văn chất chứa bao nhiêu nỗi thống khổ của một thân phận đã không còn được cuộc sống của một con người. Những năng lực vốn có của một con người – năng lực cảm xúc, nhận thức – hầu như bị phá hủy, chỉ còn lại năng lực đâm chém, phá phách. Chí Phèo bị phá hủy nhân tính lẫn nhân hình như thế bởi đâu? Nhà văn không tập trung miêu tả dông dài quá trình tha hóa ấy. Ông thiên về lí giải phân tích cái cội nguồn sâu xa dẫn đến kết cục bi thảm của nó, chỉ bằng một số phác thảo đơn sơ về Bá Kiến, về nhà tù, về bà cô Thị Nở, về dư luận xã hội nói chung… Trong hàng loạt mối liên kết ấy, người đọc dễ dàng nhận ra: sở dĩ Chí Phèo (và không chỉ Chí Phèo mà cả những Năm Thọ, những Binh Chức – cả một tầng lớp được nhà văn cá thể hóa qua nhân vật Chí Phèo) từ một thanh niên lành như cục đất hoá thành con quỉ dữ là bởi vì Chí, ngay từ thuở lọt lòng đã thiếu hẳn tình ấp ủ yêu thương, và đặc biệt khi lớn lên, chỉ được đối xử bằng rẻ khinh, thô bạo và tàn nhẫn.

Thủ phạm trực tiếp là Bá Kiến được nhà văn miêu tả là một con cáo già “khôn róc đời”, “ném đá giấu tay”, “già đời trong nghề đục khoét”, biết thế nào là “mềm nắn rắn buông”, “Hay ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, nhưng lại dắt nó lên để nó đền ơn. Hay đập bàn đập ghế đòi cho được 5 đồng, nhưng được rồi lại vứt trả lại 5 hào vì thương anh túng quá!”. Chính hắn đã lập mưu đẩy Chí Phèo vào chỗ tù tội oan uổng và sau đó sử dụng Chí Phèo như một tay sai đắc lực phục vụ cho lợi ích và mưu đồ đen tối của mình. Không có Bá Kiến thì không có Chí Phèo, nhưng Chí Phèo không chỉ là sản phẩm của sự thống trị mà thậm chí là phương tiện tối ưu để thống trị: “không có những thằng đầu bò thì lấy ai mà trị mấy thằng đầu bò”. Chính Bá Kiến đã rút ra cái kết luận mà theo hắn rất chí lí ấy. Là một tội nhân, nham hiểm, nhẫn tâm, nhưng Bá Kiến lại hiện ra bề ngoài như một kẻ ôn hòa, xởi lởi, biết điều, khiến người đời phải nhìn bằng cặp mắt “kính cẩn”…

Vì thế mà hắn đã lường gạt được bao nhiêu dân chất phác lương thiện. Chí Phèo trở thành tay chân đắc lực của hắn; thật sự biến thành công cụ, phương tiện thống trị cho kẻ thù của mình mà không tự biết. Bá Kiến hiện ra trong tác phẩm Chí Phèo như một nhân vật điển hình, sống động và cá biệt, tiêu biểu cho một bộ phận của giai cấp thống trị, được miêu tả, khám phá dưới một ngòi bút bậc thầy. Cùng với hắn là Lý Cường, là chánh Tổng, là đội Tảo… Chính bọn chúng đem lại không khí ngột ngạt khó thở cho nông thôn Việt Nam thành cái thế “Quần ngư tranh thực” (bọn đàn anh chỉ là một đàn cá tranh mồi, chỉ trực rình rập tiêu diệt nhau).

Chính chúng là thủ phạm gây ra bi kịch của những Chí Phèo… Số phận của Năm Thọ, Binh Chức, tuy chỉ được nhắc qua tác phẩm, nhưng cũng góp phần chỉ ra tính hệ thống và phổ biến của phương cách tha hóa người dân trong sự thống trị của chúng. Đằng sau những Bá Kiến, Lý Cường, Chánh Tổng… như một sự hỗ trợ gián tiếp nhưng tích cực là hệ thống nhà tù dã man, bẩn thỉu – cả một điều kiện môi trường bất hảo. Quá trình Chí Phèo ở tù không được miêu tả trực tiếp, chỉ biết rằng khi vào tù Chí Phèo là người hiền lành lương thiện. Ra khỏi tù, hắn trở về với cái vẻ hung đồ, cái thói du côn ương ngạnh học được từ đấy. Nhà văn chỉ nói có thế. Nhưng như thế với bạn đọc thông minh cũng đã quá đủ!

Bằng bút pháp độc đáo, tài hoa linh hoạt, giàu biến hóa, Nam Cao khi tả, khi kể theo một kết cấu tâm lý và mạch dẫn dắt của câu chuyện với một cách thức bề ngoài tưởng chừng như khách quan, lạnh lùng và tàn nhẫn, nhưng chất chứa bên trong biết bao nỗi niềm quằn quại, đau đớn trước thân phận đau đớn của kiếp người. Lồng vào bức tranh hiện thực trên kia là thái độ yêu ghét, là cách phân tích và đánh giá những vấn đề về hiện thực mà nhà văn đặt ra. Ngay việc lựa chọn một nhân vật cùng đinh thống khổ nhất của xã hội làm đối tượng miêu tả và gởi gắm biết bao thông cảm, suy tư thương xót… tự nó đã mang nội dung nhân đạo.

Nhưng giá trị nhân đạo của tác phẩm thể hiện tập trung nhất ở cách nhìn nhận của nhà văn đối với nhân vật bị tha hóa đến tận cùng. Nam Cao vẫn phát hiện trong chiều sâu của nhân vật bản tính tốt đẹp vốn dĩ, chỉ cần chút tình thương chạm khẽ vào là có thể sống dậy mãnh liệt, tha thiết. Sự xuất hiện của nhân vật Thị Nở trong tác phẩm có một ý nghĩa thật đặc sắc. Con người xấu đến “ma chê quỉ hờn”, kỳ diệu thay, lại là nguồn ánh sáng duy nhất đã rọi vào chốn tối tăm của tâm hồn Chí Phèo thức tỉnh, gợi dậy bản tính người nơi Chí Phèo, thắp sáng một trái tim đã ngủ mê qua bao ngày tháng bị dập vùi, hất hủi. Sau cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với Thị Nở, Chí Phèo giờ đây đã nhận ra nguồn ánh sáng ngoài kia rực rỡ biết bao, nghe ra một tiếng chim vui vẻ, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng lao xao của người đi chợ bán vải… Những âm thanh ấy bao giờ chả có.

Nhưng hôm nay Chí mới nghe thấy. Chao ôi là buồn, trong cái phút tỉnh táo ấy, Chí Phèo như đã thấy tuổi già của hắn, đói rét, ốm đau và cô độc – cái này còn sợ hơn đói rét và ốm đau. Cũng may Thị Nở mang bát cháo hành tới. Nếu không, hắn đến khóc được mất trong tâm trạng như thế… Nhìn bát cháo bốc khói mà lòng Chí Phèo xao xuyến bâng khuâng: Hắn cảm thấy lòng thành trẻ con, hắn muốn làm nũng với thị như làm nũng với mẹ… Ôi sao mà hắn hiền! “Hắn thèm lương thiện – Hắn khát khao làm hòa với mọi người”… Từ một con quỉ dữ, nhờ Thị Nở, đúng hơn nhờ tình thương của Thị Nở, Chí thực sự được trở lại làm người, với tất cả những năng lực vốn có. Một chút tình thương, dù là tình thương của một con người dở hơi, bệnh hoạn, thô kệch, xấu xí,… cũng đủ để làm sống dậy cả một bản tính người nơi Chí Phèo. Thế mới biết sức cảm hóa của tình thương kỳ diệu biết nường nào!

Bằng chi tiết này, Nam Cao đã soi vào tác phẩm một ánh sáng nhân đạo thật đẹp đẽ – Nhà văn như muốn hòa vào nhân vật để cảm thông, chia sẻ những giây phút hạnh phúc thật hiếm hoi của Chí Phèo… Nhưng, bi kịch và đau đớn thay, rốt cuộc thì ngay Thị Nở cũng không thể gắn bó với Chí Phèo. Chút hạnh phúc nhỏ nhoi cuối cùng vẫn không đến được với Chí Phèo. Và thật là khắc nghiệt, khi bản tính người nơi Chí Phèo trỗi dậy, cũng là lúc Chí Phèo hiểu rằng mình không còn trở về với lương thiện được nữa. Xã hội đã cướp đi của Chí quyền làm người và vĩnh viễn không trả lại. Những vết dọc ngang trên mặt, kết quả của bao nhiêu cơn say, bao nhiêu lần đâm chém, rạch mặt ăn vạ… đã bẻ gãy chiếc cầu nối Chí với cuộc đời. Và, như Đỗ Kim Hồi nói, “một khi người được nếm trải chút ít hương vị làm người thì cái xúc cảm người sẽ không thể mất… Đấy là mối bi thảm tột cùng mà cách giải quyết chỉ có thể là cái chết”. (Tạp chí Văn học số 3-1990)

Cái chết bi thảm của Chí Phèo là lời kết tội đanh thép cái xã hội vô nhân đạo, là tiếng kêu cứu về quyền làm người, cũng là tiếng gọi thảm thiết cấp bách: Hãy cứu lấy con người! Hãy yêu thương con người! Đó là tư tưởng, tình cảm lớn mang giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc mà người đọc rút ra được từ những trang sách giàu tính nghệ thuật của Nam Cao. Sự kết hợp giữa giá trị hiện thực sắc bén và giá trị nhân đạo cao cả đã làm cho tác phẩm Chí Phèo bất tử, mãi mãi có khả năng đánh thức trí tuệ và khơi dậy những tình cảm đẹp đẽ trong tâm hồn người đọc mọi thời đại.

Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm
Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” số 3
Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm
Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” số 3

4


Bình An

Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” số 4

Là nhà văn trung thành với chủ nghĩa chân thực, cũng như các cây bút tả chân đương thời, Nam Cao quan tâm trước hết tới việc đi sâu thể hiện tình cảm khốn khổ của người nghèo bị áp bức, trong đó có tác phẩm Chí Phèo. Tác phẩm tượng đậm nét về bức tranh đời sống xã hội nông thôn. Đó là hệ thống trật tự của làng Vũ Đại: là ấn tượng về tình trạng khép kín của làng xã phong kiến. Đặc biệt nó đã phơi bày các mối quan hệ xã hội phức tạp của hiện thực đã miêu tả trung thực những quan hệ thực. Đồng thời là tình thương đối với những con người bị xã hội đẩy vào con đường tha hóa, bị hắt hủi… Đó chính là giá trị hiện thực và nhân đạo của Chí Phèo.

Nam Cao được coi là Nhà văn của nông dân trước hết vì có tác phẩm Chí Phèo Tác phẩm có phạm vi phản ánh hiện thực trải ra cả bề rộng không gian và bề dài thời gian. Làng Vũ Đại trong tác phẩm chính là hình ảnh thu nhỏ của xã hội nông thôn Việt Nam đương thời. Ngòi bút Nam Cao tỏ ra sắc sảo khi vạch ra mối quan hệ thực trong nội bộ bọn cường hào. Chẳng phải vì đất làng Vũ Đại có cái thế quần ngư tranh thực như lời ông thầy địa lí nói nên bọn cường hào chia năm bè bảy cánh đối nghịch nhau, mà do chúng là một đàn cá tranh mồi, mồi thì ngon đây, nhưng năm bè bảy mối. Ngoài mặt tử tế với nhau nhưng trong bụng muốn cho nhau lụn bại. Đây là hiện tượng có tính quy luật ở nông thôn, ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống xã hội – ruồi muỗi phải chết oan uổng khi trâu bò húc nhau.

Dựng nên bức tranh xã hội ở nông thôn, trước hết Nam Cao tập trung làm nổi bật xung đột giai cấp giữa địa chủ cường hào với người nông dân bị áp bức – phản ánh hiện thực nông thôn trên bình diện mâu thuẫn giai cấp. Nó làm nên giá trị nhận thức và sức mạnh phê phán to lớn. Nam Cao đã xây dựng hình tượng điển hình về giai cấp thống trị ở nông thôn: Bá Kiến – lão cường hào cáo già với giọng quát rất sang, cái cười Tào Tháo cho thấy bản chất gian hùng, khôn róc đời. Và tư cách nhem nhuốc của cụ tiên chỉ thói ghen tuông. Bá Kiến nghiền ngẫm về nghề thông trị, rút ra phương châm: mềm nắn, rắn buông, bám thằng có tóc, ai bám thằng trọc đầu, thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ nhì sợ kẻ cố cùng liều thân… Với chính sách: lấy thằng đầu bò trị thằng đầu bò, thu dụng những thằng bạt mạng, không sợ chết, không sợ đi tù.

Nam Cao không đi vào nạn sưu thuế, tô tức, tham nhũng mà ở Chí Phèo Nam Cao đi vào phương diện: người nông dân bị xã hội tàn phá về tâm hồn hủy diệt về nhân cách, bị phủ nhận tư cách làm người. Nỗi thống khổ của Chí Phèo không phải ở chỗ cuộc đời Chí Phèo chỉ là số không: Không nhà cửa, không cha mẹ, không họ hàng thân thích, không tấc đất cắm dùi… mà chính ở chỗ Chí Phèo bị xã hội rạch nát bộ mặt, cướp đi linh hồn, bị loại khỏi xã loài người, sống kiếp quỷ dữ.

Mở đầu tác phẩm là hình ảnh Chí Phèo ngật ngưỡng vừa đi vừa chủi. Nhưng đằng sau chân dung gã say rượu cái gì như là sự vật vã của một linh đau đớn, tuyệt vọng. Tiếng chửi của Chí Phèo không hẳn là bâng quơ. Tuy nhưng vẫn mơ hồ thấm thìa nỗi khổ của thân phận. Chí Phèo là điển hình một bộ phận cố nông bị đẩy vào con đường lưu manh hóa. Chí Phèo trước hết hiện tượng có tính quy luật của tình trạng áp bức bóc lột tàn bạo ở nông thôn Việt Nam lúc bấy giờ. Đó là hiện tượng những người nông dân bị đè nén thái quá đã chống trả lại để tồn tại bằng việc bán cả nhân phẩm đã trở thành lượng mù quáng dễ dàng bị bọn thống trị lợi dụng.

Vì thế, Chí Phèo từ chỗ liều chết với bố con lão, chỉ cần lời nói và mấy hào chỉ trở thành tay say mới lão. Sức mạnh tố cáo to lớn của hình tượng Chí Phèo trước hết đã làm nổi hình tượng có tính quy luật diễn ra ở nông thôn – hiện tượng lưu manh hóa. Song ý nghĩa khái quát của hình tượng Chí Phèo còn ở cấp độ cao hơn: sự hủy diệt nhân tính trong xã hội độc ác, không cho con người được làm người. Tác phẩm Chí Phèo không dừng ở đó mà với câu chuyện về mối tình Chí Thị, bằng giọng vẫn bông lơn, có lúc như chế giễu chuyện tình của hạng nửa người nửa ngợm thì đây vẫn là chuyện có nội dung nghiêm túc, chứa đựng tư tưởng nhân đạo mới mẻ.

Giữa lúc cả làng Vũ Đại không chấp nhận giao tiếp, xem Chí như quỷ dữ thì một người đàn bà thuộc dòng giống mả hủi, xấu đến ma chê quỷ hờn lại có tấm lòng vàng, thấy Chí hiền lành, Thị Nở chính là chiếc cầu nối đưa Chí ở đáy sâu của tha hóa thức tỉnh bản chất người lao động. Bằng sự chăm sóc giản dị, tình yêu thương mộc mạc mà chân thành của người đàn bà khốn khổ đã khơi dậy linh hồn Chí Phèo. Chí nghe thấy những âm thanh cuộc sống thường ngày mà bây lâu nay vùi trong những cơn say nên Chí không biết đến. Nó vang động sâu xa trong lòng Chí, trở thành tiếng gọi cuộc sống khẩn thiết, làm Chí nhớ đến ước mơ ngày nhỏ ngày xưa.

Có lẽ đây là lần đầu tiên sau bao nhiêu năm Chí tỉnh táo để tự ý thức về thân phận. Để rồi nhận ra sự tác oai, tác quái của mình bấy lâu nay. Và mong muốn : giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?… Hay mình sang ở với tớ một nhà cho vui? Khi Thị Nở bê bát cháo hành đến hắn ngạc nhiên bởi đây là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Hắn nhận ra hương cháo hành – hương vị tình yêu thương chân thành, hạnh phúc giản dị mà có thật. Hắn thèm lương thiện, làm hòa với mọi người. Tình yêu của Thị Nở cũng sẽ hé ra cho hắn con đường trở lại tình yêu chân chính đã nhân đạo hóa con người. Chẳng phải tình yêu có phần thô lỗ của người đàn bà xấu xí đã gọi dậy linh hồn người trong con quỷ dữ đó sao?

Giá trị nhân đạo còn thể hiện ở tấn bi kịch tinh thần của Chí Phèo: bi kịch của con người bị từ chối không được làm người. Khi hiểu ra xã hội không công nhaanh mình, bà cô Thị Nở – định kiến xã hội đã không chấp nhân cho cháu bà đến với Chí. Chí vật vã đau đớn. Hắn càng uống càng tỉnh , hắn ôm mặt khóc rưng rức. Chí quằn quại, đau đớn vì tuyệt vọng, thấm thìa về tội ác kẻ thù. Chí Phèo trợn mắt chỉ tay vào Bá Kiến đòi quyền làm người, đòi lại bộ mặt người đã bị vằm nát. Kẻ thù bị đền tội, và sau đó Chí tự sát. Chí phải chết vì ý thức nhân phẩm đã trở về, không chấp nhận kiếp thú vật. Chí Phèo chết giữa ngưỡng cửa trở về cuộc sống. Chí chết quằn quại trong vũng máu, trong khao khát được làm người lương thiện. Ai cho tao lương thiện là lời nói đanh thép, phẫn nộ, làm người đọc sững sờ và day dứt. Đó vẫn là một câu hỏi lớn không lời đáp.

Chí Phèo của Nam Cao được đánh giá cao chính ở giá trị tố cáo. Thông qua số phận Chí Phèo, Nam Cao phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội Việt Nam lúc bây giờ thực trạng người nông dân bị đày đọa, đề nén và âm thầm chịu đựng nỗi tuyệt vọng, liều lĩnh phản ứng cực đoan. Nam Cao cũng bày tỏ niềm cảm thông, tình thương yêu đối với người nông dân bị đẩy vào con đường lưu manh hóa, phát hiện ràn chất tốt đẹp vốn có của họ. Song cũng như các nhà văn hiện thực đồng thời, chưa tìm được cho nhân vật của mình lối thoát. Sau này, bằng con đường cách nạng. Tô Hoài, Kim Lân đã tìm cho nhân vật mình một hướng đi riêng.

Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm
Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” số 4
Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm
Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” số 4

5


Bình An

Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” số 5

Truyện ngắn Chí Phèo là một trong những kiệt tác của văn học hiện thực khi viết về người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Trong tác phẩm, nhà văn Nam Cao không chỉ phơi bày nỗi khổ của con người, khổ vì đói nghèo, khổ vì tha hóa nhân cách mà còn thể hiện sự đồng cảm, trân trọng với những giá trị “người” bên trong những con người đầy khổ đau, những nạn nhân đáng thương của xã hội ấy. Tinh thần nhân đạo sâu sắc cũng là một trong những giá trị nổi bật làm nên sức sống mạnh mẽ của Chí Phèo trong lòng của mỗi độc giả.

Giá trị nhân đạo hiểu một cách đơn giản nhất, đó chính là sự cảm thông, đồng cảm trước nỗi đau của con người, là sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn của những con người bé nhỏ; giá trị nhân đạo còn thể hiện trong thái độ bênh vực con người, lên án những thế lực bạo tàn đã chà đạp, tước lên quyền tự do, quyền sống của họ.

Phân tích giá trị nhân đạo được nhà văn Nam Cao thể hiện thông qua truyện ngắn Chí PhèoTrong truyện ngắn Chí Phèo, tư tưởng nhân đạo của nhà văn Nam Cao được thể hiện ở chỗ hướng ngòi bút khám phá đời sống bị đọa đày cả về thể xác và tinh thần của những người lao động lương thiện. Chí Phèo là anh canh điền hiền lành, lương thiện nhưng cuộc sống bất công đã đẩy Chí đến con đường lưu manh hóa, trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại. Thế nhưng, tác giả Nam Cao không lên án Chí như một thứ người- vật như bao người dân làng Vũ Đại mà ông đã hướng ngòi bút đến khám phá đến nội tâm sâu thẳm của con quỷ dữ ấy.

Bên ngoài vẻ bất cần, liều lĩnh của kẻ chỉ biết “rạch mặt ăn vạ” lại là bản chất của một người nông dân lương thiện với những khát khao bình dị “chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải”. Và khi ý thức được bi kịch khủng khiếp của cuộc đời mình, khi biết không thể quay lại con đường lương thiện như mình khao khát thì Chí thà lựa chọn cái chết chứ kiên quyết không chịu làm con quỷ dữ nữa. Thế mới thấy bên trong những con người bị tha hóa cả về nhân hình lẫn nhân tính như Chí Phèo vẫn tồn tại những phần rất người, đó là bản chất lương thiện sáng trong mà hoàn cảnh đen tối của xã hội không thể diệt trừ mà chỉ có thể làm nó bị tê liệt.

Thị Nở là người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn, lại dở hơi, nhà có mả hủi nhưng bên trong diện mạo xù xì, gớm ghiếc ấy lại là tình thương đầy ấm áp, là tấm lòng thiện lương đáng quý. Và cùng chính sự quan tâm, thương yêu chân thành của Thị Nở đã cảm hóa và thức tỉnh phần nhân tính còn lại bên trong Chí Phèo. Cũng từ khi gặp được Thị, Chí Phèo đã nhớ về những mơ ước bình dị khi còn trẻ, khát khao được lương thiện và làm hòa với mọi người.

Cũng qua tấn bi kịch tha hóa của Chí Phèo, tác giả Nam Cao đã cất lên tiếng kêu cứu đầy thảm thiết và phẫn uất khi giá trị của con người bị cái đen tối, bất công của xã hội chà đạp, tha hóa. Từ đó tác giả đặt ra vấn đề nhức nhối: làm thế nào để cứu con người khỏi cái xã hội vùi dập vô nhân tính ấy, mang đến cuộc sống chính đáng để con người được sống lương thiện. Cần phải tiêu diệt xã hội bất công không tình người ấy để con người được sống nhân đạo hơn.

Không chỉ phơi bày bi kịch của người lương thiện khi bị chà đạp, tha hóa về nhân hình, nhân tính tác giả Nam Cao còn lên án gay gắt hiện thực xã hội phong kiến bạo tàn đã gây nên bao bi kịch cho con người. Đại diện cho giai cấp thống trị ở đây chính là Bá Kiến, lão cường hào ma mãnh, xảo quyệt của làng Vũ Đại, một tay hắn đã đẩy bao kẻ vào con đường tha hóa, phá nát bao cơ nghiệp của những người dân bất hạnh. Đến cuối tác phẩm, tác giả Nam Cao đã để cho Chí Phèo vung dao lên để giết chết Bá Kiến, thể hiện thái độ phẫn uất trước sự tồn tại của cái bạo tàn, xấu xa.

Tuy nhiên, Bá Kiến chết thì vẫn còn Lí Cường, Chí Phèo chết thì cũng sẽ còn bao kẻ lương thiện khác cũng có thể tiếp tục bị đẩy đến con đường lưu manh hóa. Chỉ có thể bảo vệ cuộc sống lương thiện của con người khi xã hội phong kiến bạo tàn, chế độ người bóc lột người bị tiêu diệt.

Tư tưởng nhân đạo của nhà văn Nam Cao còn được thể hiện thông qua thái độ đồng cảm, trân trọng đối với giá trị của con người. Đó là phần lương thiện bên trong con người Chí Phèo, tình thương yêu đáng trân trọng bên trong Thị Nở. Nam Cao đã thể hiện thái độ trân trọng đối với những con người ở đáy sâu tăm tối của xã hội để thấy được ánh sáng tình người bên trong con người họ.

Có thể nói Chí Phèo là truyện ngắn mang giá trị nhân đạo sâu sắc khi hướng đến đồng cảm, trân trọng giá trị bên trong tâm hồn của những con người bất hạnh, nạn nhân của xã hội.

Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm
Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” số 5
Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm
Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” số 5

6


Bình An

Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” số 6

Giữa những bộn bề phức tạp của buổi chợ phiên văn chương , giữa những náo nhiệt đông đúc của gian hàng hiện thực phê phán, Nam Cao được nhận là một chủ cửa hàng khác đặc biệt với tấm lòng nhân đạo và tình thương dành cho những người nông dân trước cách mạng tháng Tám năm 1945. Nhà văn đã đưa người đọc đi sâu khám phá cái đẹp ẩn sâu bên trong của những số phận bất hạnh, những con người “cùng hơn cả dân cùng”. Tiêu biểu cho cuộc hành trình gian truân vất vả ấy là truyện ngắn “Chí Phèo” . Đọc tác phẩm ta sẽ thấy rõ được tư tưởng nhân đạo cao cả cùng tình thương và nam cao dành cho nhân vật của mình.

Quả không sai khi nói rằng, mỗi tác phẩm văn học là kết quả được nhào nặn từ đời sống. Nếu tác phẩm văn học chỉ là sản phẩm của hư cấu và tưởng tượng mà không mang hơi thở đời sống thì sẽ không chuyển được cảm hứng đến với bạn đọc, văn học bao giờ cũng là chuyện cuộc đời mang trong mình sứ mệnh cao cả của một nhà văn khi sáng tạo nghệ thuật. Nam Cao đã khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong nền văn học Việt Nam hiện đại thông qua các tác phẩm của mình, đồng thời tìm ra cho mình một lối đi riêng khác hẳn với những nhà văn cùng thời đầu. Đọc tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao ta sẽ thấy rõ được điều đó. Đây là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Nam cao được viết năm 1941. Đầu tác phẩm có tên “cái lò gạch cũ”, sau đó Nhà xuất bản tự ý đổi thành “đôi lứa xứng đôi”, đến năm 1946 nhà văn quyết định đặt tên tác phẩm là “Chí Phèo”.

Không giống như “chị Dậu”, trong Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, anh Pha trong “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan phải chịu nỗi đau về mặt vật chất bị cái nghèo đầy đọa, nhưng vẫn giữ được danh dự nhân phẩm, Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao lại phải chịu nỗi đau đớn về mặt tinh thần bị mọi người đẩy ra khỏi xã hội, cự tuyệt quyền cơ bản nhất đó là quyền làm người. Đọc tác phẩm chúng ta sẽ không khỏi xót xa với những nỗi khổ đau Chí Phèo phải chịu đựng, để từ đó chúng ta cảm nhận được tấm lòng nhân đạo, sâu sắc và Nam cao dành cho Chí Phèo từ đó cứu rỗi linh hồn đầy tội lỗi, rồi đây khao khát được làm người nơi Chí Phèo.

Cả cuộc đời Chí Phèo vốn là một con số 0 tròn trĩnh, không cha, không mẹ, không nhà cửa, không tấc đất cắm dùi, ngay từ khi sinh ra chí đã bị cha mẹ ruồng bỏ quân hắn vào cái váy đụp rách bỏ ở cái lò gạch cũ vắng người qua lại, may mắn thay một anh thả ông luôn đi qua nhìn thấy hắn từ đó chị lớn lên trong tình thương và sự cưu mang của cả dân làng Vũ Đại. Năm 18 tuổi Chí làm canh điền cho nhà lý kiến. Khi đó hắn là một anh nông dân hiền lành, chăm chỉ, hắn cũng đã từng mơ về một ngôi nhà ở đó vợ chồng hạnh phúc bên nhau, vợ dệt vải nuôi tằm, chồng cuốc mướn cày thuê, rồi chúng bỏ một con lợn ra nuôi khá giả thì mua dăm ba sào ruộng. Nhưng có ai ngờ thân phận nô lệ đâu để cho hắn yên khi thói dâm dục của bà 3 ý kiến nổi lên cùng thói ghen tuông của lão cũng là lúc Chí Phèo bị đẩy vào tù để rồi 7, 8 năm sau ra tù chí đã trở thành con quỷ dữ của cả làng vũ đại bị mọi người xa lánh, sợ hãi.

Hắn về lớp này trông khác hẳn không ai nhận ra Chí là ai, cái đầu cạo trọc lốc, cái răng cao trắng hơn, cái mắt đen lại rất cơn cơn trông đặc như thằng răng đá, hắn mặc cái quần đen, cái áo tay vàng, cái ngực phanh để lộ những hình chạm trổ rồng phượng, cái chân hình một ông tướng cầm trùy trông gớm chết. Không chỉ thay đổi về nhân hình, chí còn thay đổi cả về nhân tính, hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy hắn ngồi uống rượu với thịt chó từ trưa đến chiều say là hắn chửi. Hắn chửi trời, chửi đất, chửi cả dân làng Vũ Đại nhưng chẳng ai đáp lại tức mình hắn chỉ đứa chết mẹ nào đẻ ra thằng Chí Phèo. Không phải ngẫu nhiên mà mở đầu tác phẩm, Nam Cao đã bắt đầu bằng tiếng chửi của chí, tiếng chửi của chí thể hiện sự khát khao muốn được giao hòa, giao cảm với con người với cuộc đời. Nhưng đáp lại tiếng chửi của chí chỉ là tiếng của ba con chó giữ, là con người vậy mà chỉ có 3 con chó dữ đáp lại tiếng hắn. Vậy chẳng khác nào hắn đã bị đánh tụt từ hàng con người xuống hàng con vật, chính trong cơn say ấy ý chí đã bị Bá Kiến lợi dụng biến hắn trở thành tay sai đắc lực của lão từ khi hắn đã trở thành con quỷ dữ của làng vũ đại, phá nát biết bao gia đình.

Đọc tác phẩm ta cứ tưởng rằng cuộc đời của chí sẽ trượt dài trên con đường của sự tha hóa và biến chất, nhưng với tấm lòng nhân đạo cao cả, Nam Cao không hề trách giận Chí Phèo và ngược lại ngòi bút của ông hướng về nhân vật vẫn tràn đầy yêu thương. Ông đã cho Chí Phèo gặp Thị Nở để rồi cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên nhưng định mệnh này đã khơi gợi tính người nơi Chí Phèo, với lại ở Chí Phèo khát khao được làm người, ban đầu chí phèo gặp Thị Nở chỉ bằng bản tính thú vật của một gã say rượu nhưng nào ngờ Thị Nở người đàn bà xấu như ma chê quỷ hờn ấy lại là nguồn ánh sáng duy nhất đã nhói vào trái tim đã cằn cỗi, u mê của Chí Phèo để đưa Chí Phèo trở về thoát khỏi tội lỗi. Sau đêm ăn nằm với Thị Nở, lần đầu tiên sau những cơn say Chí hoàn toàn tỉnh táo.

Hắn cảm thấy như mặt trời đã lên cao và nắng vàng rực rỡ, người hắn nghe thấy tiếng của những người đi chợ về, tiếng của anh thuyền chài có mái chèo đuổi cá . Những âm thanh này hôm nào mà chẳng có nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy . Những âm thanh quen thuộc bỗng chắp cánh cho ước mơ ngày xưa quay về để Chí Phèo chìm đắm trong hồi tưởng với ước mơ về một căn nhà nhỏ, một gia đình hạnh phúc. Đọc đến đây ta bỗng nhớ đến những tiếng sáo trong ‘Vợ Chồng A Phủ” của Tô Hoài . Chính tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân đã khiến khao khát sống với Mị được trỗi dậy mãnh liệt… Tỉnh bơ trong dòng suy nghĩ Chí như thấy được tuổi già ốm đau bệnh tật nhưng sợ nhất vẫn là sự cô độc. May mà Thị Nở bước vào không thì Thị khóc lên được mất. Thị cắp một cái rổ bên trong có đựng một nồi gì đậy vung, đó chính là nồi cháo hành thơm phức.

Thị Nở múc cháo ra bát cho Chí Phèo cầm lấy bát cháo hành trên tay Chí Phèo húp thật ngon lành, hắn chợt nhận ra cháo hành rất ngon và đây là lần đầu tiên hắn được một người đàn bà cho mà không cần phải cướp giật. Chí Phèo cảm thấy yêu Thị Nở và mong muốn Thị sẽ là cây cầu đưa Chí Phèo trở về làm người. Đã có ý kiến nhận xét Thị Nở chính là vị thiên sứ mà Nam Cao phải đến để thức tỉnh Chí Phèo. Thiên sứ ấy không có đôi cánh của thiên thần nhưng lại có bàn tay ấm áp như ngọn gió, ngọn lửa, ngọn gió thổi bay lớp bụi u mê nơi trái tim còn ngọn lửa thiêu đốt lớp vỏ quỷ dữ cho Chí Phèo trở về làm con người lương thiện. Cùng với đôi bàn tay ấm áp, bát cháo hành cũng là một yếu tố quan trọng lay tỉnh Chí Phèo, nó như một liều thuốc giải độc vượt giữa lớp men rượu đánh thức tâm hồn đầy tội lỗi của Chí Phèo, thế nhưng cuộc đời thật trớ trêu khi mà xã hội còn đầy rẫy những định kiến thì khao khát trở về với cuộc sống của mỗi con người thực sự là rất khó khăn.

Thị Nở cùng tình yêu của thị giống như một cây cầu vồng lung linh bảy sắc, xuất hiện rồi biến mất sau cơn mưa, chí chưa bước chân lên cầu thì cây cầu đã rút ván. Những lời cay độc của bà cô mà Thị Nở trút lên đầu chí phèo đã khiến hắn hiểu ra mọi chuyện. Chỉ trong chốc lát mọi hi vọng mọi ước mơ đều vỡ vụn quá đau khổ Chí Phèo lại tìm đến rượu nhưng rượu đã không còn đủ sức để làm mờ lý trí, rồi hắn ôm mặt khóc rưng rức. Phẫn uất , Chí Phèo xách dao đi trả thù miệng thì nói là đến nhà Thị nở để đâm chết con đĩ Nở, con khọm già. Nhưng chân lại đưa hắn đến nhà bá kiến .Có lẽ lúc này hơn ai hết Chí Phèo đã hiểu ai mới là kẻ đã xóa tên mình ra khỏi cuốn sổ của những con người lương thiện trong cuộc đời tăm tối của Chí Phèo.

Giây phút hắn vung dao lên để kết liễu tên cáo già Bá Kiến là những giây phút rực rỡ nhất . Chí cũng đã phải quyên sinh , một cái chết quằn quại đau đớn trên vũng máu tươi trở về làm người. Câu hỏi của Chí “ai cho tao lương thiện? Làm thế nào để mất đi những vết mảnh trai trên mặt này” vút lên đầy đau đớn đánh thẳng vào bộ mặt xã hội đầy bất công lúc mấy giờ để lại nhiều trăn trở cho bạn đọc. Có lẽ Nam Cao chưa thực sự tìm ra lối thoát cho nhân vật của mình nhưng cái chết của Chí Phèo đã thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nam Cao. Nhà văn để nhân vật của mình chết đi là mong muốn chí phèo có thể giữ lại chút lương thiện cuối cùng của mình.

Với cách xây dựng nhân vật độc đáo, ngôn ngữ sắc lạnh giàu tính khẩu ngữ, câu văn giàu hình ảnh, giàu tính biểu cảm đã cho ta thấy được cuộc đời đầy đau khổ của những người nông dân trước cách mạng tháng 8 phải chịu và sự đồng cảm yêu thương trân trọng mà tác giả dành cho họ.

Chí Phèo đã chết nhưng vẫn còn đó những câu hỏi đầy ai oán không có lời giải đáp, cùng với chị Dậu, anh Pha, Chí Phèo đã khẳng định phải có một cuộc cách mạng để thay đổi cuộc sống lúc bấy giờ. Đồng thời những nhân vật ấy nhắc nhở chúng ta phải biết trân trọng hơn những hạnh phúc mà mình đang có, đồng thời phải biết cống hiến để xây dựng cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn./.

Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm
Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” số 6
Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm
Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” số 6

7


Bình An

Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” số 7

Nam Cao được mệnh danh là nhà văn có tấm lòng nhân đạo lớn. Chính ông là người đã mang đến cho văn học Việt Nam một cái nhìn rõ nét hơn về con người. Trong đó có truyện ngắn Chí Phèo, đã làm nổi bật lên một ngòi bút luôn tha thiết tình yêu dành cho con người.

Giá trị nhân đạo được xem là giá trị cơ bản nhất của tác phẩm văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn dành cho người dân và cuộc sống.Luôn biết cách nâng niu, trân trọng những giá trị của họ. Bảo vệ họ bằng lẽ phải và lên án những điều xấu xa. Trong tác phẩm Chí Phèo của mình, Nam Cao đã góp một tiếng nói nhân đạo sâu sắc, tình cảm gắn liền với số phận bi thương của họ, mở ra cho họ một cách suy nghĩ khác và tha thiết trân trọng giá trị bên trong của họ.

Ở Chí Phèo, lúc trước khi trở về thành kẻ lưu manh. Hắn từng là một anh nông dân có trái tim lương thiện và ấm áp. Một người từng chỉ có ước mơ nho nhỏ “chồng cày cuốc mướn” và “vợ dệt vải” Đó là anh nông dân giàu lòng tự trọng, cái gì không thích thì hắn khinh, biết phân biệt giữa tình yêu cao thượng và tình cảm giác nhục dục thấp hèn. Những lần bị bà ba gọi lên bóp chân cho, Chí Phèo chỉ cảm thấy nhục chứ đâu có yêu đương gì hắn đâu..

Nhưng, sau đó, Chí đã biến thành một con người khác, Bá Kiến, một tay sai đắc lực của chế độ thực dân phong kiến đã khiến Chí trở thành một người khác. Một kẻ lưu manh theo đúng nghĩa. Chí không còn là một anh nông dân hiền lành như đất, nơi ấy đã khiến trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại” . Qua đó là thái độ lên án phê phán gắt gao của Nam Cao dành cho xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Nhấn mạnh sự khốn cùng của con người..

Sau đó, Chí gặp Thị. Một cơn gió mang lại cho Chí giấc mơ năm xưa, con người năm xưa được thức tỉnh bằng bát cháo hành ấm nóng tình người. Chí lần đầu tiên được một người đàn bà cho cái gì đó. Mọi khi hắn toàn cướp giật, dọa nạt, Hắn thấy sợ, sợ già, sợ bệnh… và nhất là sợ cô đơn. Hắn khát khao trở lại thành người lương thiện, sự thèm khát lương thiện biết bao… “Thị Nở có thể sống yên ổn với hắn thì sao với người khác lại không thể được” Nam Cao đã nâng cao giá trị của một kẻ lưu manh, để hắn nhận ra số phận của mình. Qua đó khẳng định khát khao được sống làm người chính đáng của họ.

Nhưng, Chí Phèo cuối cùng cũng chết, cái chết như một vòng luẩn quẩn không hồi đáp. Và Chí chỉ còn là con người trên ngưỡng cửa của sự lương thiện. Cái chết Chí Phèo là hồi chuông báo động, mang tới sự lên tiếng vì chế độ thực dân đã đàn áp và tha hóa con người. Nam Cao không hề có ý định bôi nhọ người nông dân , trái lại ông đã khẳng định cao giá trị nhân phẩm của họ. Điều đó chứng tỏ một con mắt luôn biết nhìn đời nhìn người rất mực sâu sắc của ông.

Nam Cao thực là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy. Những gì ông viết đều chắt từ bầu huyết quản, trái tim dành cho con người. Chí phèo xứng đáng là một tác phẩm mang giá trị nhân đạo sâu sắc, khi thời gian có qua đi, nhìn lại ta vẫn nhìn thấy một chí phèo ngật ngưỡng bước ra. Khẳng định giá trị một tác phẩm chân chính và nhân đạo sâu sắc, độc đáo.

Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm
Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” số 7
Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm
Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” số 7

8


Bình An

Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” số 8

Tác phẩm Chí Phèo khép lại ở trang cuối cùng với một cảnh tượng đầy hãi hùng hai xác chết của hai con người – sinh vật. Cả hai đều làm người nhưng không phải là người: Bá Kiến và Chí Phèo. Máu me loang lỗ, lênh láng khắp hai cái xác khiến chúng ta giật mình tự hỏi và hỏi Nam Cao: Đâu là hiện thực? Đâu là nhân đạo?

Toàn truyện Chí Phèo là một sức căng. Nam Cao đã đưa người đọc lạc vào cung bậc khác nhau của những sự căng thẳng về thần kinh bởi nhưng câu chửi choang choang của Chí, bởi những cơn nốc rượu như nước, bởi những lần rạch mặt ăn vạ ghê rợn. Tưởng thế đã là đáng nhớ lắm, Nam Cao còn bất ngờ đưa tay, lia ngòi bút một lần cuối để kết thúc bản nhạc của mình, cả trang sách như rung lên khi Chí vung dao chém vào người Bá Kiến và tự kết thúc cuộc đời mình.

Khi Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan… ra đời, mấy ai còn có thể tưởng tượng tới một cảnh đời nào bần cùng hơn, bế tắc hơn, tủi cực hơn thế. Tưởng như cuộc sống chị Dậu và anh Pha đã là tột cùng của nỗi khổ đau ở đời. Nhưng cùng hơn cả những con người bần cùng đó, vẫn có Chí Phèo đã bước ra từ trang sách của Nam Cao, là hiện thân đầy đủ của “những gì là khốn khổ, tủi nhục nhất của người dân cùng ở một nước thuộc địa: bị giày đạp, bị cào xé, bị hủy hoại cả nhân tính lẫn nhân hình. Chị Dậu, anh Pha dù có khổ mấy vẫn được công nhận là người. Còn Chí, con người hiền lành, chất phác qua lần vào tù ra tội đã bán cả nhân tính, nhân hình để trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại.

Thoát được cửa tù con, Chí Phèo lại ra vào cửa tù lớn và lần này thì mãi mãi, Chí bị khóa chặt trong cuộc đời thú vật mà chế độ “ban” cho. Từng ấy bất hạnh đáng được để cho nhân vật nổi loạn lắm, nhưng ngòi bút Nam Cao tỉnh táo và sắc sảo, đủ điều kiện cùng nhân vật đi đến cuối truyện. Mọi cái được nâng lên với mức độ cao hơn khi Chí Phèo với ý định đến nhà thị Nở, quen chân thuận đường lại đến nhà Bá Kiến; vô tình một cách có ý thức, Nam Cao cho nhân vật của mình lại đi lệch đường, nhưng đúng hướng, đúng cái đích mà Nam Cao vạch ra cho nhân vật của mình. Cái chết của Bá Kiến đầy bất ngờ, không ai nghĩ rằng con cáo già như Bá Kiến lại có thể chết nhanh gọn đến thế. Với Chí Phèo thì không có gì là không thể bởi sự liều lĩnh của hắn đã được tôi luyện từ lâu rồi trong xã hội cũ. Nam Cao luôn đi tìm nhân phẩm và tình thương yêu chân thật ở những người lao động cùng khổ, bị giày xéo và khinh bỉ. Đây cũng là vấn đề “đôi mắt” mà Nam Cao luôn hướng tới, là đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa hiện thực và nhân đạo của Nam Cao.

“Trong mảng sáng tác về nông dân của Nam Cao, người đọc thường gặp những nhân vật xấu xí, thô lỗ cục cằn và những chuyện nhục nhã của họ. Chính vì thế mà một số người tỏ ra hoài nghi giá trị hiện thực và nhân đạo của ngòi bút Nam Cao. Có biết đâu rằng, chính với đám nhân vật “có vấn đề” đó mà cái nhìn hiện thực và quan điểm nhân đạo của nhà văn mới thể hiện rõ, đầy đủ nhất (Nguyễn Hoành Khung). Nam Cao tỏ ra là một cây bút sắc sảo với cái nhìn tinh tế, nhạy cảm trên bình diện xung đột giai cấp. Với Bá Kiến, Nam Cao chứng tỏ mình hiểu rất sâu xa bản chất của giai cấp phong kiến địa chủ. Với Chí Phèo, Nam Cao cũng chứng tỏ một tâm hồn biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa khơi để tìm ra một điển hình nhất của một hạng người cùng hơn cả dân cùng, chúng ta quen gọi đó là hình tượng nhân vật “lưu manh hóa”.

Qua cách xây dựng những xung đột, mâu thuẫn của truyện. Nam Cao đã chứng tỏ một cảnh quan hiện thực hết sức rõ ràng, mãnh liệt. Ông thấy rõ rằng mối xung đột, mân thuẫn giai cấp ở nông dân – địa chủ, nhất là nông dân đã chín muồi đã đến mức sâu sắc và không gì có thể xoa dịu. Nam Cao xây dựng mối quan hệ Bá Kiến – Chí Phèo trở nên hết sức gay gắt, mối tình dang dở với Thị Nở cũng là cách đổ thêm dầu vào lửa, biến cơn say, cơn buồn, cơn thất tình ở Chí Phèo thành lòng căm hận, tức tối, quyết đến nhà Thị Nở để trả thù. Quy luật lại không phải thế, quy luật đã kéo Chí đi nhưng là đến nhà Bá Kiến, chứ không phải ai khác. Kẻ đáng giết Bá Kiến.

Với cái kết thúc bất ngờ dữ dội của thiên truyện ngắn, Nam Cao đã cho chúng ta thấy kết quả tất yếu sẽ xảy ra, điều đó không thể tránh khỏi. Giai cấp thống trị có thể khôn ngoan, giảo quyệt, mánh khóe, có thể đàn áp, làm lu mờ cả ý thức của người dân thì vẫn còn âm ỉ trong người dân ngọn lửa của lòng căm thù, căm ghét những kẻ bóc lột mình, ở Chí, cho dù tâm trí tê liệt, mọi cái bị “xóa sổ” trong trí nhớ của Chí thì tận trong cơn say, hắn vẫn như mơ màng nhận thấy một điều gì. Đoạn Chí quyết đến nhà Thị Nở để trả thù là biểu hiện bề ngoài, trong tiềm thức chỉ có Bá Kiến, sâu xa nhất trong quá khứ là Bá Kiến, Thị Nở chỉ là hiện tại. Mọi bức bối, uất ức dồn đến lâu ngày, càng dồn nén xuống thì ắt sẽ có ngày bùng nổ. Sự chịu đựng quá tải đã làm bừng tỉnh cơn dại trong Chí, anh quyết đi trả thù đời, đi “đòi nợ”.

Ngòi bút của Nam Cao phải vững vàng lắm trên lập trường của chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo thì mới có những trang viết rành rọt, tỉnh táo đến như vậy. Ông tin rằng trong huyết quản của Chí Phèo vẫn chưa cạn hết dòng máu của người nông dân lao động nên đã cho Chí xách dao đến nhà Bá Kiến, không đòi rượu, đòi tiền mà để đòi lại bộ mặt và tâm hồn mình đã bị phá nát, tước đoạt. Chỉ có lòng nhân đạo cao cả mới có thể nhìn thấy được ở con người quái dị như Chí Phèo một lòng thiết tha ham sống. Chỉ có Nam Cao mới thấu hiểu sự khao khát được trở lại làm người của Chí, đó là khi ông miêu tả “tiếng đời thường” thông qua sự cảm thụ của Chí.

Năm ngày liền Chí hiền khô, thậm chí không uống một ngụm rượu. Đó là nhờ có Thị Nở đà mang tình yêu thương đến với Chí, mặc dù đó là thứ tình cảm dở hơi, không ý thức. Chi tiết bát cháo hành nóng hổi đã sưởi ấm lại con người Chí, kéo hắn về với cuộc đời. Khốn nạn thay, xã hội phong kiến đương thời cũng không để Chí yên thân mà hưởng niềm hạnh phúc nhỏ bé đó, bà cô của Thị Nở cũng chính là một thứ công cụ của xã hội đầy định kiến, ngăn cản Thị Nở trở lại với Chí. Khi bàn tay nhân đạo đã rụt lại, Chí Phèo lại trở về với con người hàng ngày của mình: say rượu, hung dữ. Nhưng chính quãng thời gian ít ỏi được sống bên Thị Nở đã tác động vào suy nghĩ của Chí.

Lúc này, anh có ý thức sống cho chính mình hơn, đòi hỏi cho mình một lẽ sống, một sự công bằng đã bị tước đoạt. Giết chết Bá Kiến mới chỉ đạt được một nửa công việc, Chí Phèo hoàn thành nốt “công việc” còn lại bằng cách tự giết luôn cả mình. Nếu còn sống, Chí Phèo vẫn tiếp tục cuộc đời quỷ dữ của mình, vẫn phải đối chọi với con trai của Bá Kiến. Ta còn nhớ Nam Cao đã cho một nhân vật của mình ăn bả chó tự tử, đó là lão Hạc. Nay ta lại thấy Chí Phèo tự kết liễu mình. Phải chăng, với suy nghĩ riêng của Nam Cao, những con người quá khốn khổ, quá cùng quẫn thì chỉ có cái chết mới giải thoát được tất cả? Chí Phèo phải chết mới chấm dứt cuộc đời nhục nhã của mình để hóa kiếp sang một con người khác tốt đẹp hơn?

Chí Phèo chỉ ao ước trở lại làm một người lao động bình thường với mối tình Thị Nở, nhưng không được. Cách xây dựng nhân vật của Nam Cao thật độc đáo. Chí Phèo vừa là một gã mất trí, công cụ nguy hiểm trong tay bọn thống trị, lại vừa là nô lệ thức tỉnh, trở thành con người có đầu óc sáng suốt nhất của làng Vũ Đại khi đặt ra những câu hỏi có ý nghĩa khái quát sâu sắc vượt quá mức thường ngày, vượt quá tầm khôn ngoan lọc lõi của Bá Kiến: “Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này?” Nỗi ray rứt rất con người, đầy nhân văn này lại được thốt ra từ miệng một kẻ chuyên uống rượu say mềm. Bá Kiến cũng bất ngờ, mất cảnh giác nên Chí đã dễ dàng sát hại. Diễn biến rất hợp lí, từng chi tiết nhỏ đều rất tôn trọng “chủ nghĩa hiện thực”.

Chí Phèo ngay sau đó cũng tự kết liễu đời mình bởi trong giây phút điên cuồng đó, hắn đã tỉnh táo hơn bao giờ hết và ý thức được mọi điều mình làm. Không tự giết, Chí Phèo cũng sẽ phải chết vì con trai Bá Kiên còn đó, vì bao đối tượng khác luôn lăm le muốn xóa sổ hắn. Giết được Bá Kiến, Chí Phèo như lấy lại được thanh danh cho mình, như đã hài lòng về bản thân, cảm thấy không cần phải sống để đòi nợ ai nữa. Hắn không chết cũng sẽ không còn ai cho hắn tiền uống rượu, không còn Bá Kiến cho hắn rạch mặt ăn vạ nên hắn chết. Có những cái chết bế tắc, nhưng cái chết của Chí Phèo lại là bước mở đầu cho sự sống, cho sự tháo cũi xổ lồng, giải thoát cho chính mình.

Viết nên những trang sách ấy, Nam Cao vẫn chưa ý thức đầy đủ về sức mạnh vĩ đại của quần chúng lao động, sức công phá mãnh liệt của những kiếp người nô lệ, nhưng ông đã lờ mờ nhận thấy một sức sống tiềm tàng trong con người lao động bị áp bức. Đằng sau sự dàm chém hài hùng kia có cái gì như là sự vật vã tuyệt vọng đang cố vùng vầy để thoát khỏi nó. Bi kịch của Chí không phải là sự nghèo hèn vật chất, thứ vị xã hội mà ở chỗ là người mà không được xã hội loài người dung nạp. Sống trong sự thờ ơ lẫn sợ hãi, xa lánh của mọi người càng làm cho Chí cùng thêm, liều thêm cho đến khi ý thức được điều đó thì hắn chỉ còn biết tìm đến cái chết.

Thực ra, trong chuỗi ngày dài trong đời hắn, hắn không hề biết mình đang sống, hắn chưa biết đến cái chết nghĩa là hắn chưa sống. Kết thúc truyện hắn đã tìm đến cái chết, cũng là lúc hắn nhận biết được cuộc sống thú vật của hắn. Còn Bá Kiến, sẽ còn Chí Phèo. Hết Bá Kiến, Chí Phèo cũng không tồn tại. Ở đây ta còn thấy một sự thâm thúy sâu xa của Nam Cao khi cho cả hai nhân vật tồn tại song song và có vai trò tác động lẫn nhau. Nếu không phải là Bá Kiến thì anh Chí ngày xưa chưa hẳn đã là Chí Phèo bây giờ. Bởi ở Bá Kiến là cả sự khôn ngoan lọc lừa, một kẻ biết ném đá giấu tay.

Nam Cao có lần đã nói: Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ kiếp lầm than. Đó là lời của Điền (Trăng sáng), nhưng cũng là nỗi băn khoăn trong cuộc đời cầm bút của Nam Cao. Ngòi bút của ông hướng về người dân lao động nghèo khổ nhiều khi là những con người xấu xí như Chí Phèo, Thị Nở… Ông cố tình đưa cái khuôn mặt rách nát của Chí hay khuôn mặt kì dị của Thị vào trang viết bởi chỉ với nhân vật như thế, Nam Cao mới tố cáo hết sự tàn bạo của giai cấp thống trị và nỗi đau khổ tột cùng của người nô lệ.

Trong Chí Phèo,Nam Cao đã tập trung xoáy sâu và làm nổi bật lên mâu thuẫn xã hội cơ bản ở nông thôn: đó là mâu thuẫn cực độ giữa người dân lao động bị I áp bức và bọn thống trị, địa chủ chuyên bóc lột. Kết cục bi thảm của truyện chính là kết quả tất yếu, không tránh khỏi mâu thuẫn đó. Nam Cao rất tôn trọng bút pháp hiện thực, vì vậy, khi viết ông không ngần ngại đưa vào truyện những chi tiết trần tục như việc tả Chí Phèo và Thị Nở ở đêm trăng. Cả hai con người gàn dở ấy cũng khao khát yêu đương, cũng có những ham muốn rất con người, nếu ngòi bút Nam Cao không chân thực thì chúng ta không thể thấy hết điều đó. Càng hiện thực, càng cho chúng ta thấy một Nam Cao đầy lòng vị tha, nhân ái, một tấm lòng nhân đạo cao cả.

Bi kịch ở cuối truyện là sự bứt phá, tự giải phóng cho nhân vật. Nam Cao lồng cả tình cảm của mình vào để gián tiếp bộc lộ lòng căm thù sâu sắc của mình đối với chế độ và sự yêu thương, trân trọng với giai cấp nông dân. Bá Kiến chết đi là mong muốn của sự kết thúc một chế độ đen tối bất công. Chí Phèo chết đi là cách duy nhất Nam Cao hóa kiếp cho loài người đau khổ, chỉ có cái chết mới giải thoát được cho họ. Cái nhìn của Nam Cao tuy hơi cực đoan, bế tắc song nó hợp với logic của truyện ngắn. Khi cái xấu xa đã ăn sâu vào thành tính cách, phẩm chất của con người thì không còn cách nào thay đổi được, chỉ chết đi mới rủ bỏ được tất cả. Tìm đến cái chết, nghĩa là Chí Phèo đang tìm kiếm sự sống, một cuộc sống thực sự.

Truyện ngắn Chí Phèo đã đánh dấu một sự nghiệp sáng tác lớn của Nam Cao. Ông hiểu rằng phải là hiện thực, văn học mới có ý nghĩa tố cáo sâu sắc chế độ, chỉ có hiện thực mới nhìn thấy hết nỗi đau khổ, dằn vặt trong người dân lao động, và chỉ có hiện thực mới làm nổi bật tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn. Hành động quyết liệt bất ngờ của Chí Phèo trong truyện là một diễn biến hợp lí, thể hiện sự “tháo cũi xổ lồng” của người dân. Tuy nhiên Nam Cao mới chỉ nhìn thấy sự phản kháng ở một con người chứ chưa có ý thức về sức mạnh tiềm tàng trong quần chúng. Nam Cao mới nhìn vào Bá Kiến chứ chưa nhìn vào một hệ thống giai cấp thống trị ở khắp đất nước Việt Nam thuộc địa.

Qua truyện ngắn Chí Phèo, Nam Cao đã chứng tỏ là một cây viết hiện thực sắc sảo, là “thư kí trung thành của thời đại”, một tấm lòng nhân ái, rộng mở bị ám ảnh bởi số phận đau khổ của kiếp người nô lệ. Chính mảnh đất nơi ông sinh ra đã tác động, ảnh hưởng lớn tới sự nghiệp sáng tác của ông.

Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm
Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” số 8
Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm
Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” số 8

9


Bình An

Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” số 9

Trong dòng văn học hiện thực phê phán 1930-1945 Nam Cao là người đến sau, trước đó đã có những cây bút như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan.Nhưng có lẽ với Chí Phèo, Nam Cao đã đem lại cho chúng ta những ấn tượng mạnh mẽ không thể quên về bức tranh đen tối ngột ngạt ,bế tắc của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, đồng thời thức tỉnh cái phần lương tri tốt đẹp nhất của con người, khơi dậy lòng căm ghét cái xã hội tàn ác đã chà đạp lên nhân phẩm cuả con người, thương xót, cảm thông với những thân phận cùng đinh bị giày vò, tha hóa trong chế độ cũ.

Căm ghét xã hôi thực dân phong kiến thối nát, phê phán mãnh liệt các thế lực thống trị xã hội, trên cơ sở cảm thông,yêu thương con người, nhất là những con người bị vùi dập, chà đạp, đó là cảm hứng chung của các nhà văn hiện thực phê phán giai đoạn 30-45. Tuy nhiên,trong tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao đã khám phá hiện thực ấy bằng một cái nhìn riêng biệt. Nam Cao không trực tiếp miêu tả quá trình bần cùng, đói cơm, rách áo dù đó là một hiện thực phổ biến lúc bấy giờ.

Nhà văn trăn trở, suy ngẫm nhiều hơn đến một hiện thực con người: con người không được là chính mình, thậm chí không cò được là con người mà trở thành con “quỉ dữ”, do những âm mưu thâm độc và sự chà đạp của một thế lực thống trị tàn bạo. Với một cái nhìn sắc bén, đầy tính nhân văn, bằng khả năng phân tích lý giải hiện thực hết sức tinh tế, bằng vốn sống dồi dào và trái tim nhân ái chan chứa yêu thương, nhà văn đã xây dựng nên một tác phẩm với những giá trị hiện thực và nhân đạo đặc sắc không thể tìm thấy ở các nhà văn cùng thời.

Phải nói rằng trong bất cứ tác phẩm nghệ thuật chân chính nào, giá trị hiện thực bao giờ cũng đi liền với giá trị nhân đạo. Tác phẩm càng xuất sắc, những giá trị ấy càng thẫm thấu và thống nhất với nhau khó tách rời. Chí Phèo của Nam Cao cũng không nằn ngoài quy luật ấy. Đi vào tác phẩm mở đầu là cảnh Chí Phèo ngất ngưỡng trên đường vừa đi vừa chửi, từ trời đến người đã sinh ra hắn, tiếng chửi hằn học, cay độc và chua xót. Kết thúc là cảnh Chí Phèo giãy đành đạch giữa bao nhiêu là máu tươi.

Bao trùm lên tất cả, tác phẩm ám ảnh ta một không khí ngột ngạt, bế tắc đến khủng khiếp, đầy những mâu thuẫn không thể dung hòa của một làng quê Việt Nam trước Cách mạng, với bao cảnh cướp bóc, dọa nạt, giết chóc, ăn vạ gây gổ v.v.. trong đó Chí Phèo hiện lên như một hiện tượng điển hình. Ta hãy lắng nghe nhà văn miêu tả: “Bây giờ thì hắn trở thành người không tuổi rồi. Ba mươi tám hay ba mươi chín? Bốn mươi hay ngoài bốn mươi. Cái mặt hắn không trẻ cũng không già ; nó không phải là mặt người : nó là một con vật lạ, nhìn mặt những con vật có bao giờ biết tuổi?.

Sau khi ở tù về, hắn đã trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại mà không tự biết. Cuộc đời hắn không có ngày tháng bởi những cơn say triền miên. Hắn ăn trong lúc say, thức dậy vẫn còn say, đập đầu rạch mặt, chửi bới, dọa nạt trong lúc say, uống rượu trong lúc say, để rồi say nưa, say vô tận. Chưa bao giờ hắn tỉnh và có lẽ chưa bao giờ hắn tỉnh để nhớ hắn có ở đời …..Hắn đâu biết hắn đã phá biết bao cơ nghiệp, đập bao cảnh yên vui, đập đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện …Tất cả dân làng đều sợ hắn và tránh mặt hắn …” Đoạn văn chất chứ bao nỗi thống khổ của một thân phận đã không còn có được cuộc sống của một con người. Những năng lực nhận biết vốn có của một con người hầu như bị phá hủy, chỉ còn lại năng lực đâm chém, phá phách.

Chí Phèo đã bị phá hủy nhân hình lẫn nhân tính như thế là bởi do đâu? Chúng ta thấy nhà văn không tập trung miêu tả dông dài quá trình tha hóa đó mà dường như ông thiên về lí giải và phân tích đâu là cái cội nguồn sâu xa dẫn đến bi kịch đó, chỉ bằng một số phác thảo đơn sơ về Bá kiến, về nhà tù thực dân, về bà cô Thị nở, về dư luận xã hội …Tong hàng loạt mối liên kết ấy, chúng ta dễ dàng nhận ra: sở dĩ Chí Phèo từ một thanh niên hiền lành như cục đất hóa thành con quỷ dữ là bởi vì Chí, ngay từ thủa lọt lòng đã thiếu hẳn tình ấp ủ yêu thương ,đặc biệt khi lớn lên chỉ được đối xử bằng rẻ khinh, thô bạo và tàn nhẫn. Thủ phạm trực tiếp là Bá Kiến được nhà văn miêu tả là một con cáo già “ khôn rốc đời”, “kẻ ném đá giấu tay”, “già đời trong nghề đục khoét”, biết thế nào là “ mềm nắn rắn buông”,” Hay ngấm ngầm đẫy người ta xuống sông, nhưng lại dắt nó lên để nó đền ơn.

Hay đập bàn đập ghế đòi cho được năm đồng, nhưng rồi vứt lại trả năm hào vì thương anh túng quá!”. Chính hắn đã lập mưu đẫy Chí Phèo vào tù và sau đó sử dụng Chí Phèo như một tay sai đắc lực phục vụ cho lợi ích và mưu đồ đen tối của mình. Không có Bá Kiến thì không có chí Phèo, Chí Phèo không chỉ là sản phẩm của sự thống trị mà còn là phương tiện tối ưu để thống trị: “Không có mấy thằng đầu bò thì lấy ai mà trị mấy thằng đầu bò”, Chính Bá Kiến đã rút ra kết luận mà theo hắn rất chí lí ấy. Là một kẻ nham hiểm ,nhẫn tâm nhưng Bá Kiến lại hiện ra bên ngoài là một kẻ ôn hòa, xởi lởi, biết điều, khiến người đời phải nhìn hắn bằng cặp mắt “kính cẩn” …

Vì thế mà hắn lường gạt không biết bao nhiêu người dân chất phát lương thiện. Chí Phèo trở thành tay chân đắc lực của hắn; thật sự bị biến thành công cụ, phương tiện thống trị cho kẻ thù của mình mà không tự biết. Bá Kiến hiện ra trong tác phẩm như một nhân vật điển hình cho một bộ phận của giai cấp thống trị. Cùng với hắn là Lí Cường, Chánh Tổng, Đội Tảo, Bát Tùng …chính chúng đem lại không khí ngột ngạt khó thở cho nông thôn Việt Nam. …như một sự hỗ trợ gián tiếp nhưng tích cực là hệ thống nhà tù dã man, bẩn thỉu. Quá trình Chí Phèo ở tù không được miêu tả trực tiếp, chỉ biết khi vào tù Chí Phèo là người hiền lành lương thiện.

Ra khởi tù, hắn trở làng với cái vẻ hung đồ, ương ngạnh được học từ đó. Với bấy nhiêu thôi cũng đã quá đủ để ta cảm nhận. Bằng bút pháp độc đáo, tài hoa linh hoạt, giàu biến hóa, Nam Cao khi tả, khi kể theo một kết cấu tâm lí và mạch dẫn dắt của câu chuyện với một cách thức bề ngoài tưởng chừng như khách quan, lạnh lùng và tàn nhẫn nhưng chất chứa bên trong biết bai nỗi niềm quằn quại,đau đớn trước thân phận của kiếp người. Lồng vào bức tranh hiện thực đó là thái độ yêu ghét, là cách phân tích và dánh giá những vấn đề về hiện thực mà nhà văn đặt ra. Ngay việc lựa chọn một nhân vật cùng đinh thống khổ nhất của xã hội làm đối tượng miêu tả và gửi gắm biết bao thông cảm, suy tư thương xót… tự nó đã mang nội dung nhân đạo. Nhưng giá trị nhân đạo của tác phẩm thể hiện tập trung nhất ở cách nhìn nhận của nhà văn đối với nhân vật tha hóa đến tận cùng.

Nam Cao vẫn phát hiện trong chiều sâu của nhân vật bản tính tốt đẹp vốn dĩ, chỉ cần chút tình thương chạm khẽ vào là có thể sống dậy mãnh liệt, tha thiết. Sự xuất hiện của Thị Nở có một ý nghĩa thật đặc sắc. Con người xấu đến “ma chê quỷ hờn, lại là nguồn ánh sáng duy nhất đã rọi vào chốn tăm tối của tâm hồn Chí Phèo, làm gợi dậy tính người ở nơi Chí Phèo. Sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở, Chí Phèo giờ đây đã cảm nhận được ánh sáng, âm thanh của cuộc đời – tiếng chim vui vẻ, tiếng anh thuyền chèo gõ mái gọi cá, tiếng lao xao của của người đi chợ bán vải …

Đó là những âm thanh quen thuộc ngày nào chả có nhưng hôm nay Chí mới nghe thấy. Chao ôi là buồn, trong cái phút tỉnh táo ấy Chí Phèo như đã trông thấy tuổi già, đói rét và cô độc – cái này còn sợ hơn cả ốm đau. Cũng may Thị Nở mang bát cháo tới, nhìn bát cháo hành bốc khói mà lòng Chí xao xuyến bâng khuâng: Hắn cảm thấy lòng thành trẻ con, hắn muốn làm nũng với thị như làm nũng với mẹ… Ôi sao mà hắn hiền! “Hắn thèm lương thiện – Hắn khao khát làm hòa với mọi người “… Từ một con quỷ dữ, nhờ Thị Nở, nói đúng hơn nhờ tình thương của Thị Nở, Chí thực sự trở lại làm người, với tất cả những năng lực vốn có. Một chút tình thương, dù là tình thương của một người dở hơi, bệnh hoạn, thô kệch, xấu xí … cũng đủ để làm sống dậy cả một bản tính người nơi Chí Phèo. Thế mới biết sức cảm hóa của tình thương kỳ diệu biết nhường nào! Bằng chi tiết này, Nhà văn Nam Cao đã soi vào tác phẩm một ánh sáng nhân đạo thật đẹp đẽ.

Thế nhưng đau đớn thay, rốt cuộc cái mơ ước nhỏ nhoi được làm người lương thiện đó của Chí không đến được với Chí – Ngay Thị Nở cũng không thể gắn bó với Chí – Chí hiểu mình không còn trở về với cuộc sống của cộng đồng lương thiện được nữa. Xã hội đã cướp đi của Chí quyền làm người vĩnh viễn và không trả lại .Những vết dọc ngang trên mặt, kết quả của bao nhiêu cơn say, bao nhiêu lần đâm chém… đã bẻ gãy chiếc cầu nối Chí với cuộc đời.

Cái chết của Chí là lời kết tội đanh thép cái xã hội vô nhân đao, và cũng là tiếng kêu cứu về quyền làm người, cũng là tiếng gọi thảm thiết: Hãy yêu thương con người, Hãy cứu lấy con người. Đó là tư tưởng và tình cảm lớn mang giá trị nhân đạo sâu sắc mà chúng ta cảm nhận từ những trang sách của nhà văn Nam Cao.

Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm
Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” số 9
Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm
Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” số 9

10


Bình An

Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” số 10

Nhắc đến Nam Cao, người ta nhớ đến một ngòi bút hiện thực phê phán xuất sắc của văn học Việt Nam những năm trước và sau Cách mạng tháng Tám. Đọc văn Nam Cao, đôi lúc người ta không khỏi rùng mình bởi cái sắc lạnh trong ngôn ngữ, trong miêu tả, trong cách nhìn nhận sự việc. Nhưng đằng sau đó lại luôn ẩn chứa một tấm lòng nhân đạo sâu sắc, xót thương con người, xót thương số phận từ đó mơ ước về một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. ông như chiếc phích nước nóng đã được người đời mệnh danh, ngoài lạnh, mà trong thì luôn ấm nóng tình người. Đọc “Chí Phèo”, tác phẩm thực sự đánh dấu sự nghiệp văn học và định hướng sáng tác của nhà văn, dõi theo cuộc đời và số phận của các nhân vật trong chuyện, ta cảm nhận được một cách thật sâu sắc tấm lòng nhân đạo cao cả ấy.

Nhân đạo là đạo đức thể hiện ở sự thương yêu, quí trọng và bảo vệ con người. Giá trị nhân đạo trong một tác phẩm văn học thường thể hiện ở việc tác phẩm ấy quan tấm như thế nào đến vấn đề con người? Nó ngợi ca gì? Phê phán gì? Thể hiện tình cảm thương yêu, quí trọng con người, hướng tới việc phản ánh ước mơ, nguyện vọng của con người ra sao? Nói tóm lại, một tác phẩm nhân đạo là một tác phẩm hướng tới, đề cao, trần trọng, bảo vệ những giá trị thuộc về con người, xây dựng một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. ớ mỗi thời kì khác nhau, về mặt bản chất, chủ nghĩa nhân đạo không có gì thay đổi nhưng có nhiều những biểu hiện không giống nhau.

Nếu như trong văn học dân gian, nhân đạo là phát hiện ra vẻ đẹp con người, đề cao và ca ngợi người dân lao động cùng những ước mơ, khát vọng của họ thì trong văn học thời chiến, nhân đạo còn thể hiện ở thái độ lến án, tố cáo, chống lại kẻ thù. Thời bình, nhân đạo là quan tâm đến đời sống thường ngày, không xa lạ, hoa mĩ mà gần gũi, chân thực của con người, hiểu và cảm thông cho những bi kịch do thời đại mang lại của họ. Là một tác phẩm ra đời trong thời kì trước Cách mạng tháng Tám, khi dân tộc ta còn đang chìm trong “đêm trường nô lệ”, cuộc sống nhân dân khổ cực, tối tăm, bế tắc, “Chí Phèo” của Nam Cao đã diễn tả sâu sắc bi kịch của người nông dân trên con đường bị bần cùng hoá, bị tha hoá cả về nhân hình và nhân tính từ đó lớn tiếng phê phán và tố cáo xã hội sâu sắc.

Trước hết, tác phẩm dựng lên một bức tranh hiện thực về cuộc đời và số phận nhân vật bất hạnh. Tất cả những người nông dân trong tác phẩm đều là những người bất hạnh. Bà cô Thị Nở khổ vì cảnh “gái già”, không chồng, không con, o ép mình trong những định kiến xã hội. Thị Nở khổ vì có một hình hài không bình thường, thậm chí là dưới mức bình thường, khổ vì là một người đàn bà dở người… Và hơn tất cả, Chí Phèo nổi bật lên là một điển hình cho những nỗi khổ chung của người nông dân trong xã hội ấy. Chí Phèo bất hạnh ngay từ khi sinh ra: Người ta nhặt được hắn trần truồng, tím ngắt trong cái lò gạch bỏ không. Rồi Chí bị chuyền hết từ tay người này sang tay người khác và cuối cùng năm hai mươi tuổi thì trở thành canh điền nhà Bá Kiến.

Ra khỏi cảnh lang thang, Chí lại rơi vào tay một con cáo già nham hiểm. Vì ghen, Bá Kiến đẩy Chí Phèo vào trong nhà tù, bước đầu quá trình lưu manh hoá, biến hình một anh thanh niên trước đó vốn hiền lành như đất thành một con quỹ. Bằng tình thương và lòng nhân đạo sâu sắc của mình, Nam Cao đã phát hiện ra ở nhân vật một thân phận đầy bi kịch. Đầu tiên, đó là bi kịch của một người bị đẩy vào cảnh bần cùng hoá. Chí Phèo cũng từng là một người nông dân có thân phận nghèo hèn như bao người nông dân khác trong làng Vũ Đại. Hắn phải đi ở dợ, đi làm thuê cho nhà giàu để kiếm cớ sinh nhai.

Nhưng nếu như Chị Dậu bị đẩy vào cảnh bị bần cùng hoá đến cảnh phải bán con, bán chó, gia đình không còn gì có thể bán được nhưng vẫn còn có một mái nhà để chui ra chui vào. Anh Pha của Nguyễn Công Hoan bị đẩy từ một người có chút máu mặt trong làng, có ruộng, có vườn trở thành một kẻ vô sản. Bi kịch bần cùng hoá của Chí Phèo còn đau đớn hơn. Chí Phèo bị bần cùng đến mức phải doạ nạt, phải cướp giật, phải đập phá của người ta mới có cái để ăn, mới có nơi để sống. Bi kịch đầu tiên đã đầy đau xót nhưng bi kịch thứ hai còn đau đớn hơn gấp nhiềú lần. Đó là bi kịch của một con người bị tha hoá, biến chất, biến thành con quỉ dữ của làng Vũ Đại.

Từ một người lương thiện, Chí Phèo bị nhà tù thực dân lưu manh hoá. Rồi Bá Kiến, bằng sự nham hiểm của mình hoàn thiện nốt quá trình tha hoá thằng lưu manh ấy thành con quỉ dữ. Một con người mà bị xã hội của mình gạt ra ngoài lề, một người bị cô độc đến tuyệt đối và cách giao tiếp duy nhất có thể là qua tiếng chửi nhưng đáp lại cũng chỉ là mấy con chó, còn dân làng thì “không ai chịu ra Ịời”; Một kẻ mà người ta tránh như tránh một con vật nào đó rất đáng sợ như Chí cũng thật đáng thương. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, Nam Cao còn khiến người ta xót xa hơn cho Chí Phèo bởi hắn làm tất cả những việc đó trong lúc say.

Chí Phèo say tràn từ hết cơn say này sang cơn say khác. Và “hắn say thì hắn làm bất cứ việc gì mà người ta sai hắn làm”, “hắn đã phá đi bao nhiêu cơ nghiệp, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm đổ máu và nước mắt của biết bao người lương thiện”. Hắn trở thành con quỉ dữ trong mắt mọi người. Chí Phèo trở thành nạn nhân của những mưu mô xảo quyệt, thành nạn nhân của chính xã hội ây. Vì hắn say nên hắn gây tội ác. Và cũng chính vì hắn say nên hắn làm tất cả những điều đó một cách vô thức. Hắn trở thành một công cụ trong tay người khác, càng đáng sợ bao nhiêu hắn lại càng đáng thương bấy nhiêu. Ngòi bút của Nam Cao cứ thế, lạnh lùng, miêu tả một cách chân thực mà không bộc lộ một thái độ chủ quan nào nhưng đọc lên người ta vẫn thấy một tâm hồn cũng đang đau đớn, quằn quại trong những bi kịch của chính các nhân vật của mình.

Nhà văn từng quan niệm: “Đôi mắt của người nghệ sĩ hoàn toàn không phải là đôi mắt ráo hoảnh” của phường ích kỉ mà là đôi mắt của tình thương, đôi mắt của lòng nhân đạo”. Và ông đã dùng đôi mắt ấy để phát hiện, cảm thông cho bi kịch của con người. Đằng sau cái thằng Chí Phèo ngật ngưỡng say rượu tưởng chừng chỉ biết rạch mặt ãn vạ, đánh đập, dọa nạt người khác, Nam Cao phát hiện ra vẫn tồn tại tính người, tồn tại cái mà người ta gọi là lương thiện. Phải có một lòng thương yêu và niềm tin sâu sắc vào con người ông mới có thể khám phá ra trong tâm hồn tưởng chừng như đã thành sỏi đá ấy nhịp đập thoi thóp của một trái tim ấm nóng. Thằng Chí Phèo của hiện tại đã từng là một anh Chí nông dân, hiền lành, nhút nhát, bị bà Ba gọi lên bóp chân còn thấy run.

Anh nông dân ấy đã từng sống lương thiện bằng chính sức lao động của mình, cũng đã từng có những ước mơ lương thiện: “Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải..”.. Không ai có thể tin hay nghĩ rằng cop quỉ dữ ấy có thể một lần lột xác trở lại làm người. Vậy mà Nam Cao lại tin điều đó. ông đã để cho một điều kì diệu xảy ra, dù ngắn ngủi, dù bát thường nhưng là một điều kì diệu vĩ đại, điều kì diệu có hể thay đổi một con người. Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở không chỉ đơn giản là một cuộc đụng chạm về xác thịt. Đó chỉ là khởi đầu. Buổi tối bên bờ sống trong cái rười rượi của trăng chỉ làm khơi dậy thứ tình yêu mang tính bản năng con người. Trận ốm lúc nửa đêm mới thực sự bắt đầu cho những dấu hiệu của sự thức tỉnh. Lần đầu tiên, sau bao nhiêu lâu không rõ, Chí Phèo không say. Lần đầu tiên, hắn cảm nhận được những âm thanh của cuộc sống: “Mặt trời đã lên cao và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ.

Cứ nghe chim ríu rít bên ngoài là đủ biết. (…) Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chẳng có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy..”. Và cũng lần đầu tiên, sau bao ngày chìm trong men say, hắn biết thế nào là buồn. Một người bắt đầu biết suy nghĩ về cuộc sống có nghĩa là cũng đã biết tự chiêm nghiệm về mình. Và hắn đau đớn khi nhận ra rằng: Hắn là một kẻ trắng tay. Đứng ở bên kia dốc cuộc đời, hắn biết mình đã già, “Ngoài bốn mươi tuổi đầu..”.. Dầu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn, rằng những ước mơ lương thiện từng có ở một anh nông dân lương thiện đã không thể nào thực hiện được, dù chỉ là một phần rất nhỏ.

Và rồi, Thị Nở lại sang. Thị sang mang theo cho hắn bát cháo hành, mang cho hắn sự quan tầm chăm sóc chân thành, mang cho hắn tình yêu và từ đó nhen nhóm lại trong hắn giấc mơ được trở lại kiếp người lương thiện. Tình người cùng với hương cháo hành đã dẫn dắt tính người quay lại trong hình hài của một con quỉ dữ, đánh thức khát khao, đánh thức ước mơ, đánh thức niềm mong muôn được trở về với xã hội loài người. Và hắn hi vọng: “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muôn làm hoà với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể được. Họ sẽ nhận thấy rằng hắn cũng có thể không làm hại ai. Họ sẽ nhận lại hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện”.

Chí Phèo đâu có hoàn toàn đáng sợ như người ta tưởng. Hắn đáng sự chỉ vì bởi ngườỉ ta đã lợi dụng để biến hắn thành như vậy. Bản tính lương thiện vẫn tồn tại trong con người Chí Phèo và giờ đây, khi được một tình người chân thành cảm hoá, nó được khơi dậy thành một khát khao mãnh liệt. Tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn đã khiến ta thâm thía rằng: “ Chao ôi! Đốì với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tà nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương”. Nhưng khi lương thiện và tính người trở về thì cũng là lúc bi kịch được đẩy lên đến đỉnh điểm chỉ còn cách giải quyết cuối cùng là cái chết.

Đến đây, khi lương thiện và ý thức về cuộc đời đã quay trở lại, Chí không thể tiếp tục cuộc đời của một con quỉ dữ nhưng cũng không thể trồ lại làm người. Và Chí Phèo đã đâm chết Bá Kiến rồi tự kết liễu đời mình. Bằng tấm lòng yêu thương cao cả và ngòi bút nghệ thuật đặc sắc của mình, Nam Cao đã diễn tả một cách sâu sắc diễn biến tâm lí của Chí Phèo từ hi vọng, đến thất vọng đau đớn, phẫn uất và cuối cùng là tuyệt vọng. Chí Phèo quằn quại trong vũng máu cũng là quằn quại trong bi kịch của chính mình. Người ta thấy thương xót cho số phận Chí Phèo còn nhiều hơn là ghét, giận.

Yêu thương con người, phát hiện và trân trọng những ước mơ, khát vọng của họ, thể hiện niềm tin vào cái “thiên lương” trong sáng trong tâm hồn con người, Nam Cao cũng lớn tiếng lên án, tố cáo xã hội tàn ác chà đạp lên quyền sống, quyền làm người, quyền hạnh phúc của con người. Lưu manh hoá Chí Phèo là nhà tù thực dân, còn tha hoá và biến hắn thành con quỉ dữ là Bá Kiến. Chế độ thực dân và phong kiến đã cùng nhau thống trị, đẩy người dân vào cảnh “một cổ hai tròng”, không thể nào ngóc đầu lên được. Làng Vũ Đại là mảnh đất “quần ngư tranh thực” mà ở đó người dân chỉ là những miếng mồi béo bở đế bọn cường hào địa chủ tranh giành, cắn xé.

Bá Kiến có hẳn cả một kho kinh nghiệm để thống trị người ta, để biến người ta thành tay sai của mình, để áp bức, bóc lột. Trong khi hắn chiêm nghiêm, tâm đắc với “đường lối” sáng suốt của mình thì biết bao người dân vô tội vẫn tiếp tục bị đẩy vào cảnh bần cùng, tha hoá. Đã có những Binh Chức, Năm Thọ, Chí Phèo, và không biết sẽ còn bao nhiêu những “Chí Phèo con” sẽ ra đời. Cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến ở cuối truyện là kết quả tất yếu của những mâu thuẫn đã được đẩy lên đến cao trào. Nó thể hiện lòng nhân đạo rộng lớn của nhà văn. Chí Phèo chết là một sự giải thoát, còn Bá Kiến chết là một sự trừng phạt. Tuy tất cả chỉ mang tính tự phát và tương lai phía trước vẫn còn mờ mịt, nhưng nó đã ẩn chứa trong đó khát khao mãnh liệt của Nam Cao về sự thay đổi xã hội, hướng tới xã hội mới tốt đẹp hơn.

Đọc toàn bộ tác phẩm, không thấy xuất hiện một lời bình luận, nhận xét hay thương cảm về số phận nhân vật và những bi kịch trong xã hội. Nam Cao đã miêu tả tất cả với một thái độ lạnh lùng của một ngòi bút sắc lạnh. Nhưng vượt lên trên tất cả, người ta vẫn cảm nhận được ỗ đó tình thương yêu con người sâu sắc. Tất cả làm nên giá trị nhân đạo của tác phẩm nghệ thuật đích thực: “vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn”, “là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn…”

Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm
Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” số 10
Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm
Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Chí Phèo” số 10

Continue Reading

Tin Tức tổng hợp 24h

Top 10 Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao

Văn học Việt Nam 1930-1945 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của nền văn học dân tộc. Bên cạnh sự phát triển của văn học lãng mạn thì văn học hiện thực phê phán cũng có vô vàn tác phẩm để đời. Trong đó không thể không nhắc tới cái tên Nam Cao cùng một loạt các kiệt tác, đặc biệt là truyện ngắn “Chí Phèo”, là bản cáo trạng rõ nét và xác đáng nhất của xã hôi thực dân nửa phong kiến đương thời. Bạn đọc muôn đời nếu nhớ đến hình tượng một Chí phèo chuyên rạch mặt ăn vạ, thì càng không thể quên được hình ảnh bát cháo hành nghi ngút tình thương màn đầy giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành trong tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao mà Toplist đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Published

on

Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 1

Nam cao đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam một tác phẩm mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, đó là tác phẩm Chí Phèo. Các nhân vật trong truyện là những con người hiền lành lương thiện nhưng do xã hội xô đẩy khiến họ thành những con người mất hết lương tri. Hình ảnh bát cháo hành trong truyện chính là phần thưởng quý giá mà tác giả ban tặng cho nhân vật, tạo cơ hội cho nhân vật trở về với cuộc sống đời thường.

Hình ảnh Chí Phèo hiện lên trước mắt người đọc trong những trang đầu của tác phẩm là một người ngang ngược, độc ác, xấu xa. Chí cứ sống trong men say và trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến. Rồi một ngày Chí gặp thị nở, bát cháo hành của thị đã thức tỉnh lương tri đã mất từ lâu của Chí. Nếu như trước đây, Chí chỉ biết uống rượu, chửi bới, dọa nạt, cướp giật, nằm vạ… thì giờ đây khi được ăn bát cháo hành của thị Nở, hắn thấy lòng thành trẻ con. Hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ. Ổi sao mà hắn hiền…? Bát cháo có gì đâu, một chút cháo, vài cọng hành và ba hạt muôi mà hiệu quả thật không ngờ, bát cháo hành quả là liều thuốc giải độc. Nó vừa giúp Chí Phèo thoát ra khỏi cơn Ốm sau khi say rượu vừa khơi dậy bản chất ý thức con người ở Chí. Phải chăng bát cháo hành đơn sơ chân quê đó đã được nấu bằng tất cả tấm lòng yêu thương chân thật của thị Nở? Đúng vậy, “bát cháo hành” tượng hình cho tình cảm của thị Nở với Chí Phèo, một tình cảm dịu dảng, giản dị nhưng đong đầy ân tình, nhân nghĩa… Đó là thứ tình cảm thiêng liêng giữa con người với con người, thứ tình cảm đó có thể cảm hóa được con người, khiến họ từ bỏ những cái xấu xa để sống đúng với bản chất vốn có của một con người.

Từ khi biết làm người đến giờ Chí chưa được ai nấu cho ăn bao giờ, khi nhận được bát cháo của thị Nở, chẳng biết thị nấu ngon dở thế nào nhưng đối với hắn thì đó là bát cháo ngon nhất trong cuộc đời hắn. Chí ăn ngon lành, trong lúc đang húp bát cháo, ta thấy hiện lên trên nét mặt hắn một niềm xúc động, cái thứ từ lâu đã không còn tồn tại trong con người hắn. Đỉnh điểm của sự xúc động ấy đã khiến Chí bật khóc. Hắn đã khóc vì “lần thứ nhật hắn được một người đàn bà cho. Xưa nay nào hắn có thấy tự nhiên ai cho cái gì… Hắn đã nhìn bát cháo bốc khói mà “bâng khuâng, vừa vui vừa buồn và một cái gì nữa giông như là ăn năn… Tự bao giờ những tình cảm con người đã thức dậy trong tâm can “con vật lạ, con quỷ dữ” của làng Vũ Đại ấy. Bên cạnh Chí, thị Nở múc cháo “nhìn trộm hắn rồi lại cười toe toét. Trông thị thế mà có duyên…”. Lần đầu tiên, Chí đã biết đến cái duyên của một con người.

Rồi hắn nhớ lại khi xưa, nghĩ về quá khứ của mình khi phải săn sóc cho “bà ba”, phải làm những việc xấu xa, hắn đã thấy nhục hơn là thích, rồi hắn thấy sợ. Xưa kia, cũng như bây giờ, hắn thật trong sáng, lương thiện. “Vì vậy bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm bạn được, sao lại chỉ gây thù?” Thật kì diệu, những sự chăm sóc giản dị đầy ân tình và tình yêu thương mộc mạc chân thành của thị Nở đã đánh thức dậy bản chất lương thiện của người nông dân lao động trong hắn. Đây là một đoạn văn tuyệt bút, đầy chất thơ.

Đoạn văn tả cảnh ăn cháo của Chí khiến Chí thành con người thật đáng trân trọng. Bao ngày tăm tối của Chí giờ đã qua, Chí được trở thành một con người bình thường, được hưởng những điều kiện tối thiểu của con người. Khi thị Nở bê cháo đến bên hắn, hắn nhận bát cháo và ăn, “hắn càng ăn mồ hôi lại càng nhiều”, và tât nhiên với một người cảm gió, mồ hôi ra được nhiều là sẽ khỏi. Hắn cũng thế, đỡ khỏi bệnh. Hắn đã cảm nhận được vị ngon của cháo: “Trời ơi! Cháo mới thơm làm sao… những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo ăn rất ngon… Nhưng tại sao mãi đến bây giờ hắn mới nếm vị mùi cháo”. “Hắn tự hỏi rồi lại tự trả lời… Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một tay đàn bà…” Bát cháo hàng đã nói lên tình cảm mà thị dành cho hắn, Một tình cảm ngàn vàng giữa hai con người cùng cảnh ngộ khốn cùng. Phải nói rằng tác giả đã dành rất nhiều tình cảm cho Chí, mới có thể lột tả được nội tâm của Chí chi tiết đến như vậy. Nam Cao đã cho người đọc hình dung được bản chất tốt đẹp, rất đời thường vẫn luôn thường trực trong con người Chí, nó cần có cơ hội mới có thể bộc lộ được.

Thị Nở xuất hiện đúng lúc cuộc đòi Chí không còn một lối thoát, bát cháo hành của thị đến khi Chí thèm được ăn. Chính những điều này đã làm sống lại bản chất lương thiện trong con người hắn. Xây dựng lên hình ảnh thị Nở với bát cháo hành chính là tấm lòng nhân đạo của nhà văn đối với nhân vật của mình. Tác giả muốn chứng minh với người đọc rằng, những con người xấu xa, độc ác, mất hết tính người không phải do tự bản thân họ như thế mà do xã hội đã cướp mất quyền làm người của họ, đẩy họ thành quỷ dữ rồi ghét bỏ họ.

Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 1
Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 1
Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 1
Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 1

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2


Bình An

Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 2

Nếu như anh cu Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân đã đãi người vợ nhặt của mình một chập bốn bát bánh đúc và một bữa ăn thật no nê trước khi “rước nàng về dinh” thì thị Nở của Nam Cao trong Chí Phèo lại đãi Chí một bát cháo hành thơm phức do chính tay mình nấu. Không cầu kỳ hoa mỹ, cũng không cao sang giàu có, bát cháo hành thấm đượm tình người, tình yêu và sự thiện lương trong sáng mà một người đàn bà dở hơi, xấu xí dành cho kẻ tội đồ cùng quẫn đang chìm trong cơn say u mê giữa cuộc đời cô độc.

Chí cô độc vì Chí không cha không mẹ, không người thân thích. Chí bị nhà Bá Kiến đẩy vào tù trong nỗi oan ức, căm hận. Ra tù, Chí từ một người hiền lành tử tế trở thành một thằng săng đá khiến cả làng Vũ Đại khinh sợ. Chí ngập ngụa trong những cơn say rượu triền miên. Chí rạch mặt ăn vạ, rồi vô tình làm tay sai chuyên đi đòi nợ thuê cho Bá Kiến để có tiền uống rượu. Cũng trong cơn say ấy, Chí đã gặp thị. Hai con người bần cùng nhất của làng Vũ Đại, của xã hội quấn vào nhau. Để rồi, sau trận ấy, Chí lên cơn sốt hừ hừ. Thị thương tình nấu cho “người yêu” bát cháo hành để giải sốt. Đang ốm thế thì chỉ có ăn cháo hành, ra được mồ hôi thì là nhẹ nhõm người ngay đó mà… Thế là vừa sáng thị đã chạy đi tìm gạo. Hành thì nhà thị may lại còn. Thị nấu bỏ vào cái rổ, mang ra chi Chí Phèo. Bát cháo ấy làm Chí hết sức ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt hình như ươn ướt. Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Xưa nay, nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì. Hắn vẫn phải dọa nạt hay là giật cướp. Hắn phải làm cho người ta sợ. Hắn nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuâng.

Bát cháo hành đã làm cho Chí tỉnh thức sau cơn say dài triền miên, sau những tháng ngày ngập chìm trong bóng tối. Lúc này, Chí không còn ngật ngưỡng vừa đi vừa chửi với chai rượu ôm trong tay nữa. Tình người đang nhen nhóm trong Chí. Hắn cầm lấy bát cháo đưa lên mồm. Trời ơi cháo mới thơm làm sao ! Chỉ khói xông vào mĩ cũng đủ làm người nhẹ nhóm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng : những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành ăn rất ngon. Nhưng tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm mùi vị cháo ? Có thể lúc này Chí đang rất đói vì đó là biểu hiện thông thường của những kẻ say rượu khi tỉnh. Lúc đói ăn gì cũng thấy ngon. Nhưng với Chí thì khác, Chí không những say rượu mà còn say trong cơn say tội lỗi, tối tăm. Hương cháo hành đã làm Chí tỉnh thức. Và bây giờ Chí đang say thị. Một cơn say thánh thiện, một cơn say tình yêu.

Lần đầu tiên Chí được săn sóc bởi một bàn tay “đàn bà”. Dẫu thị có là người dở hơi, xấu xí tới mức ma chê quỷ hờn nhưng không ai có thể phủ nhận tấm lòng của thị khi tình nguyện nấu cho Chí một bát cháo hành ngon lành đến thế. Chí bắt đầu cảm nhận được những hương vị của cuộc sống giản đơn xung quanh mình. Tiếng mái chèo gõ cá, tiếng chim hót, tiếng người nói lao xao… Những thứ ấy ngày nào cũng có nhưng bị khỏa lấp trong men rượu nên Chí chẳng thể nào cảm nhận được. Chí nghĩ đến những tháng ngày ở nhà Bá Kiến, bị bà ba sai khiến. Chí hiểu rằng sự ham mê của bà ba không phải là tình yêu mà chỉ là một điều nhục nhã, dơ bẩn. Hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả, vì thế mà bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm bạn được, sao lại chỉ gây kẻ thù ? Dường như phần người trong Chí đang dần tỉnh dậy. Chí nhận ra rằng mình vẫn còn cơ hội làm lại từ đầu, làm hòa với mọi người và chính thị sẽ là cầu nối cho hắn.

Bát cháo hành tình nghĩa đã làm thay đổi cuộc đời Chí. Lúc này trông Chí rất hiền. Một người đàn bà dở hơi như thị cũng dễ dàng nhận ra điều đó. Dù trên khuôn mặt Chí đã hằn in bao vết sẹo dài sau mỗi lần rạch mặt ăn vạ, nhưng từ trong sâu thẳm đôi mắt ăn năn, Chí đang khát khao được quay trở lại làm người lương thiện. Nếu như bát cháo ấy cũng do Chí giành giật mà có được, hẳn nó sẽ không mang lại nhiều thay đổi cho Chí như vậy. Bởi bát cháo được nấu lên từ tình yêu chân thành, từ tấm lòng lương thiện của thị Nở, từ chính lòng đồng cảm, xót thương của nhà văn Nam Cao. Yêu nhau, người ta chăm sóc cho nhau là chuyện bình thường. Nhưng với Chí, điều ấy đáng quý, đáng trân trọng hơn bao giờ hết. Bởi lúc gặp thị, Chí đang ở tận cùng, tận đáy của nỗi đau, nỗi tuyệt vọng.

Không một ai nhìn nhận Chí là một con người nữa. Vậy mà thị không những làm quen với Chí mà còn yêu Chí, thương Chí bằng một tình yêu rất thật, rất tự nhiên. Hoặc cũng có thể tình yêu là mù quáng. Nhưng rõ ràng, bát cháo hành vẫn ẩn chứa tình người thiêng liêng vô cùng. Một người chưa từng được ăn cháo hành sẽ thấy nó rất ngon, nhưng với Chí, nó không những ngon mà còn rất ý nghĩa. Nó làm cho Chí tỉnh. Lúc tỉnh táo, hắn cười nghe thật hiền. Thị Nở lấy làm bằng lòng lắm. Bây giờ thì mấy bát cháo ý chừng đã ngấm. Hắn thấy lòng rất vui.

Bát cháo ấy còn là hiện thân của lòng đồng cảm và sự xót thương của chính nhà văn dành cho đứa con đẻ Chí Phèo của mình. Đồng thời đó cũng là tình cảm dành cho những người nông dân đang cùng quẫn như Chí, đang sống lay lắt dưới chế độ phong kiến tàn ác, bất nhân. Giữa xã hội ấy, họ phải dành lấy mà ăn, kẻ nào mạnh sẽ sống, kẻ yếu sẽ chết dần chết mòn. Và trong lúc Chí đang dần đi vào cõi chết một cách tội lỗi thì bát cháo hành của thị đã làm Chí bừng tỉnh. Chí quay đầu lại, làm lại từ đầu.

Mặc dù sau đó, thị đã cự tuyệt tình yêu của Chí, đã bỏ rơi Chí giữa những tuyệt vọng phũ phàng. Dù Chí lại tìm đến rượu nhưng lần này hơi cháo hành đã lấn át men rượu, làm Chí càng uống càng tỉnh. Chí tỉnh nên tất nhiên Chí biết mình phải làm gì. Chí đã đến giết Bá Kiến rồi tự vẫn. Không còn một anh Chí hiền lành hay một con quỷ dữ mang tên Chí Phèo nữa. Nhưng sau câu chuyện, hình ảnh bát cháo hành vẫn gợi lên cho người đọc bao nghĩ suy. Bát cháo hành là sự nhân đạo, thể hiện tình người cao quý thiêng liêng, làm thay đổi cái nhìn của người khác về một kẻ tội đồ. Ai cũng nhìn Chí bằng con mắt khinh sợ. Nhưng sau khi nhận được ân huệ là một bát cháo của thị Nở, được nấu bằng tình yêu thương thực sự, Chí đã trở lại con người của chính mình. Đó là một ý nghĩa rất nhân văn. Rằng những kẻ tội lỗi rất cần được sự quan tâm của mọi người xung quanh. Đừng hắt hủi họ.

Có thể họ đang cảm thấy tự ti, xấu hổ, đang muốn dấn sâu thêm vào tội lỗi, nhưng khi nhận được tình cảm thật sự, tâm hồn họ sẽ được cảm hóa. Trong xã hội ngày nay, có biết bao người đang sống trong lầm lỗi. Đừng chỉ nhìn họ bằng ánh mắt khinh thường, ghét bỏ, bởi phía sau những tội ác họ gây ra, hẳn vẫn còn trắc ẩn chút ít lòng lương thiện. Vậy hãy dùng lòng lương thiện của mình để làm sống lại lòng lương thiện của họ. Thị Nở chỉ là một người đàn bà dở hơi, sở hữu “nhan sắc trời cho” dẫu xấu tới mức ma chê quỷ hờn, thị cũng chẳng giàu có nhưng thị vẫn dành cho Chí một tình yêu thương thánh thiện. Còn chúng ta thì sao ? Hãy nghĩ tới bát cháo hành, nghĩ tới những điều đã thay đổi trong cuộc đời Chí sau khi được tận hưởng bát cháo ấy.

Nhà văn Nam Cao đã rất khéo léo khi xây dựng nên hình ảnh bát cháo hành để người đọc thấy rằng tình người mới là thứ đáng quý nhất, đáng trân trọng nhất. Và tình người là khi không phân biệt giàu nghèo, sang hèn… người tội lỗi lại càng cần có tình người hơn. Giống như bát cháo hành đã xoa dịu cuộc đời Chí, giúp Chí lấy lại được phần người trong con người của mình. Chỉ tiếc rằng, trong xã hội ấy, Chí vẫn chỉ là một người nông dân mang thân phận thấp hèn, vẫn bị chế độ phong kiến vùi dập, và Chí đã chọn cái chết để hương cháo hành không bị phôi phai bởi hương rượu nữa…

Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 2
Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 2
Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 2
Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 2

3


Bình An

Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 3

Đề tài người nông dân có thể coi là mảnh đất màu mỡ mà các nhà văn hiện thực 1930 -1945 đã gieo hạt nghệ thuật và gặt hái được những mùa bội thu. Nam Cao là người đến sau khi mà mảnh đất ấy đã được khai vỡ, nhưng bằng tất cả tâm huyết, tình cảm của mình đối với những con người nghèo khổ – những kẻ dưới đáy của xã hội, Nam Cao đã tìm được cho mình một chỗ đứng riêng.

Tác phẩm Chí Phèo – đứa con sinh sau đẻ muộn nhưng không chịu thua kém “anh chị” mình vươn mình lên hàng kiệt tác – đỉnh cao của văn học 1930 – 1945. Chí Phèo có được vị trí ấy là bởi giá trị tư tưởng mới mẻ, độc đáo, bởi nghệ thuật viết truyện lôi cuốn, hấp dẫn của ngòi bút Nam Cao. Và một điều không thể không kể đến đó là bởi Nam Cao đã xây dựng thành công những chi tiết nghệ thuật độc đáo: bát cháo hành của Thị Nở.

Bát cháo hành xuất hiện ở gần cuối thiên truyện. Chí Phèo sau khi uống rượu nhà Tự Lãng không về túp lều của mình mà ra thẳng bờ sông. Ở đó bắt gặp Thị Nở – người đàn bà ngớ ngẩn, xấu ma chê quỷ hờn, đi kín nước nhưng ngủ quên ở bờ sông. Khung cảnh hữu tình: trăng lấp lánh trên mặt sông, gió thổi mát rượi và những tàu chuối “giãy đành đạch như hứng tình”, cùng với hơi men của rượu đã đưa đến mối tình Chí Phèo – Thị Nở. Sau đêm trăng gió với Thị, Chí bị cảm, Thị Nở thương tình, sau một đêm trằn trọc suy nghĩ, Thị chạy đi tìm gạo và nấu cháo hành mang sang cho Chí.

Bát cháo hành – biểu tượng của tình người ấm nóng duy nhất còn sót lại nơi làng Vũ Đại khô khát yêu thương. Bát cháo hành có lẽ đối với mỗi người nó chỉ là những thứ vặt vãnh, vụn vặt, nhất là khi cháo lại được nấu bởi bàn tay Thị Nở. Cháo ấy có ngon không? Chúng ta không biết, chỉ biết một điều nó chan chứa tình người. Một tình người rất thật, rất hồn nhiên, vô tư, không vụ lợi mà Thị Nở dành cho Chí. Nó chỉ đơn giản là bởi Thị thấy Chí bị “thổ một trận nhọc” mà không có người chăm sóc, bởi Thị nghĩ ốm như thế thì chỉ có ăn cháo hành. Và rất hồn nhiên Thị nấu cháo hành mang sang.

Bát cháo hành – vị thuốc giải cảm cho Chí. Sau khi bị thổ, lần đầu tiên Chí tỉnh, lần đầu tiên cảm nhận được cuộc sống, nghe thấy được những âm thanh xung quanh: “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá”, “tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá”, “tiếng những người đi chợ trò chuyện… Một ước mơ xa xăm của một thời nào Chí thấy như xa lắm. Hắn đã từng mơ có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ vốn nuôi một con lợn. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”. Trận ốm đã làm cho hắn thoát khỏi cơn say triền miên mà nhận thức được mình, thấy mình đang ở cái dốc bên kia của cuộc đời, biết sợ tuổi già, ốm rét và cô độc. Trận ốm đã làm cho hắn biết sợ – cái mà có lẽ trước giờ chưa bao giờ hắn nghĩ tới. Thị Nở sang cùng bát cháo hành đưa cho hắn.

Nhận bát cháo từ tay Thị mà hắn “ngạc nhiên”. Ngạc nhiên cũng đúng thôi vì “từ trước đến giờ đã ai cho hắn cái gì. Muốn cái gì hắn phải dọa nạt hay cướp giật”. Một cảm xúc khác thay cho cái ngạc nhiên ban đầu “hắn thấy mắt ươn ướt, một chút gì như là ăn năn”. Chí ăn năn về những gì mình đã gây ra, có thể là như lời nhà văn “người ta thường ăn năn về những việc mình làm khi người ta không ác được nữa” nhưng dẫu sao điều ấy là không muộn. Chí ăn cháo hành và thấy “cháo hành ăn rất ngon”. Tình người đầu tiên Chí nhận được sao không ngon cho được. Sự chăm sóc đầy ân tình dẫu chăng còn thô vụng của Thị Nở nhưng vẫn đáng quý biết bao

. Còn gì quí giá hơn khi người ta ốm còng queo một mình mà lại được một bàn tay chăm sóc. Chí đã khao khát biết bao một bàn tay chăm sóc như thế. Bát cháo hành – sự chăm sóc, quan tâm vô tư của Thị Nở làm Chí nghĩ tới bà Ba Bá Kiến. Hai người đàn bà quan tâm tới Chí nhưng một người mặt hoa da phấn, áo quần là lượt nhưng tâm địa tà dâm chỉ cốt thỏa mình, còn một người xấu ma chê quỷ hờn nhưng tâm địa tốt, quan tâm Chí thật lòng. Bát cháo hành trên tay hơi nghi ngút làm cho Chí “vã mồ hôi ra như tắm”. Bát cháo tưởng vặt vãnh đã trở thành liều thuốc giải cảm hữu hiệu cho Chí.

Bát cháo hành – vị thuốc giải độc cho cuộc đời Chí. Không chỉ giải cảm, bát cháo hành – tình người duy nhất đã gợi thức phần lương tri ngủ quên trong lốt “con quỷ dữ Chí Phèo”. Từ ăn năn, hối hận, Chí bỗng thấy thèm lương thiện, thèm trở về cuộc sống ngày trước. Bát cháo hành đã dẫn đường cho hi vọng hoàn lương: Thị Nở có thể làm hòa với hắn thì mọi người cũng có thể làm hòa với hắn. Khát khao lương thiện bùng dậy mãnh liệt đã khiến Chí dồn hết hi vọng vào Thị Nở – về cây cầu đưa hắn về với cuộc đời lương thiện. Bát cháo hành đã hoàn thành thiên chức gọi chất người, khơi hòn than đỏ vùi trong lớp tro tàn đang âm ỉ, nó đưa Chí qua một cuộc lột xác để về với sự lương thiện.

Nhưng bát cháo hành cũng chính là chi tiết đẩy bi kịch của Chí lên tới đỉnh điểm, dẫn tới một kết thúc thảm thương đầy đau đớn. Sau năm ngày ở với Chí Phèo, Thị Nở “bỗng nhớ ra mình còn một bà cô trên đời” và quyết định “dừng yêu” để xin ý kiến bà cô. Thị bị bà cô xỉa xói vào mặt và khi quay lại nhà Chí Phèo, Thị chửi Chí bằng tất cả những lời của bà cô và vùng vằng quay về. Chí “ngẩn người ra” và chạy vội ra níu tay Thị nhưng bị Thị dúi cho một cái rồi bỏ về. Chí rơi xuống hố sâu của tuyệt vọng. Thị Nở đã phụ bạc hắn, hắn không còn cơ hội để quay về với cuộc sống lương thiện. Tuyệt vọng, hắn uống rượu nhưng càng uống càng tỉnh và thoang thoảng cứ thấy “hơi cháo hành”. Đó là biến thể của “bát cháo hành”. Hắn không say, vị ngọt tình người cứ thoang thoảng để hắn đau khổ “khóc rưng rức”. Cuối cùng Chí lựa chọn cầm dao đến nhà Bá Kiến, đâm Bá Kiến và tự sát. Hơi cháo hành đã không cho phép hắn trở lại cuộc sống con quỷ một lần nữa. Hắn để trở về lương thiện chỉ còn cách duy nhất là tự sát. Bát cháo hành đã gọi dậy con người trong Chí để nó thức dậy mặc dù chỉ để khổ đau, để phải bi kịch. Nhưng dẫu thế nó cũng không chấp nhận chết đi mãi mãi. Và bát cháo hành chính là cánh cửa đưa nó thoát khỏi kiếp đọa đày.

Bát cháo hành – một chi tiết nghệ thuật mang đầy dụng công của Nam Cao. Nó góp phần thể hiện tư tưởng nghệ thuật của nhà văn: Điều mà chúng ta thiếu đó chính là lòng tốt – một lòng tốt rất bình thường cũng có thể cứu rỗi con người. Và kết cục của Chí Phèo thể hiện một niềm tin của nhà văn: dẫu có bị bầm dập về nhân hình lẫn nhân tính, lương thiện trong con người đặc biệt là những người nông dân cũng không mất đi, nó chỉ cần đợi có cơ hội là sẽ bùng lên mạnh mẽ.

Qua chi tiết nó cũng cho ta thấy một hiện thực mà nhà văn đau đáu: đó là những định kiến làng xã nông thôn đã tước đi quyền được sống của con người… Qua đó nhà văn cũng gióng lên một hồi chuông khẩn thiết đòi thay máu cho xã hội để ít nhất con người được sống lương thiện. Bát cháo hành – chi tiết đặc sắc đã góp phần làm nên “nhà văn lớn” Nam Cao. Tác phẩm khép lại nhưng dư âm của tình người trong chi tiết nghệ thuật ấy vẫn còn mãi.

Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 3
Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 3
Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 3
Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 3

4


Bình An

Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 4

Không hiểu sao khi đọc “Chí Phèo” của Nam Cao tôi luôn luôn hình dung ra một con đường in bóng hình những bước chân loạng choạng, ngật ngưỡng đầy phẫn uất của một Chí Phèo say – tỉnh. Và trên con đường – hành trình đời đầy nỗi đau và bi kịch ấy, những giây phút hạnh phúc, những cử chỉ yêu thương mà Chí được hưởng thật hiếm muộn như những giọt nước trên sa mạc mênh mông. Song dù chỉ là một giọt nước giữa sa mạc đời bao la của Chí thì bát cháo hành của thị Nở vẫn làm tròn nhiệm vụ của một nguồn nước mát lành góp phần thức tỉnh, hồi sinh tâm hồn Chí sau bao tháng năm đọa đày trong kiếp sống của con quỷ dữ. Cùng với những ám ảnh về bi kịch nhân sinh của con người, hương cháo hành thoang thoảng trong “Chí Phèo” mãi mãi còn vương vấn trong hồn người đọc như một biểu tượng của tình cảm nhân đạo sâu sắc đậm đà trong siêu phẩm này.

Hình ảnh “bát cháo hành” mà nhân vật thị Nở mang cho Chí Phèo trong truyện gắn liền với mối tình “đôi lứa xứng đôi” Chí Phèo – thị Nở. Trước khi gặp thị, Chí đã từng là một người nông dân lương thiện, hiền lành như cục đất. Con người ấy dù có tuổi thơ bất hạnh, bị chuyên tay như một món hàng nhưng vẫn giữ trọn những vẻ đẹp tâm hồn cao quý, thiêng liêng của một đời lương thiện, biết phải trái, đúng sai, biết tự trọng. Nhưng bàn tay của bọn cường hào phong kiến (mà đại diện là Bá Kiến) và cái nhà tù thực dân không cho con người hiền ấy sống đời lương thiện. Chúng hùa với nhau, tước đi của Chí cả nhân hình, nhân tính của người nông dân lương thiện, để biến anh Chí thành thằng Chí Phèo, biến anh canh điền hiền lành, chăm chỉ thành kẻ lưu manh có mỗi một nghề là rạch mặt ăn vạ.

Sau 7, 8 năm đi khỏi làng Vũ Đại, Chí Phèo hồi hương trong tình cảnh vô sản “trần như nhộng”. Sự hiện hữu của Chí Phèo ở làng Vũ Đại là một con số “không” tròn trĩnh, không nhà không cửa, không bạn bè người thân, không một tấc đất cắm dùi, không được thừa nhận là một con người. Đó là cái bi kịch đau đớn của con người cô đơn đi giữa đồng loại. Chí chửi mong nhận được sự hồi đáp – dù là sự hồi đáp thấp hèn nhất nhưng cũng không có. Chẳng ai cho Chí chút quan tâm, không ai coi hắn là người. Hắn chửi vào khoảng không bao la của sự vô tình, lạnh lẽo. Hắn chửi thì tai gần miệng đấy, hắn lại nghe. Chỉ còn một thằng say rượu cùng ba con chó dữ. Còn gì thê thảm hơn thân phận của con người ấy – thân phận của con người – vật.

Cái lần đầu tiên ra tù rồi đến nhà Bá Kiến chửi đổng hình như Chí Phèo đã lờ mờ nhận ra kẻ thù đã dìm mình xuống vũng bùn tha hóa. Nhưng ở cái mảnh đất “quần ngư tranh thực” này, trước một Bá Kiến gian hùng, “khôn róc đời”, Chí Phèo thật thảm hại biết bao. Chí không những không trả thù được mà còn trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến – kẻ thù của mình, tiếp nối đời Năm Thọ, Binh Chức. Từ đó Chí Phèo trượt dài trên con dốc tha hóa, xuống đáy vực của nó để thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Người ta tránh hắn, sợ hắn vì hắn làm bao nhiều việc cướp bóc, đốt phá, làm chảy máu và nước mắt của bao người lương thiện. Hắn làm tất cả những việc ấy trong cơn say triền miên, vô tận, đến nỗi chính hắn không biết về chính bản thân mình. Gương mặt quỷ dữ, hành động tác quái theo kiểu quỷ dữ của Chí đã khiến con đường trở về của Chí cụt lối. Cánh cửa của xã hội lương thiện đã đóng sầm trước mặt hắn khi hắn hồi hương thì đến nay nó được chèn cài kỹ lưỡng, im ỉm như một khối băng. Chí hiện diện như một bóng hình hắc ám đi bên lề cuộc sống của làng Vũ Đại.

Thế nhưng, phía cuối đường hầm vẫn còn chút ánh sáng le lói để Chí hy vọng. Trong cái làng Vũ Đại ấy vẫn còn một con người nhìn đến Chí, không sợ Chí Phèo và luôn đi qua vườn nhà Chí để kín nước. Đó là một người đàn bà khốn nạn, khổ đau, chịu nhiều thiệt thòi – thị Nở. Chao ôi! Sao Nam Cao lại dùng những lời văn lạnh lùng đến tàn nhẫn, mỉa mai để tả người đàn bà khốn khổ ấy? Đã mang một dung nhan “xấu ma chê quỷ hờn”, Thị lại còn dở hơi “ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích”, mà thị lại còn nghèo nếu trái lại thì ít nhất có một người đàn ông khổ sở. Chưa hết, thị Nở còn có dòng giống mả hủi nên người ta vẫn tránh thị như tránh một con vật rất tởm. Ngoài 30 tuổi thị vẫn chưa lấy chồng trong khi ở cái làng Vũ Đại người ta kết bạn từ lúc lên tám, lên chín, có con từ lúc 15, không đợi đến năm hai mươi đẻ đứa con thứ nhất. Trong tình hình đó ta có thể nói quách thị không có chồng.

Ông trời nhiều khi run rủi, thương người nhưng thực sự ở trường hợp Chí Phèo – thị Nở này ta có thể nói ông thương hay ông ác, gây nghịch cảnh trớ trêu? Trách trời chi cho xa, trách nhà văn Nam Cao sao không tác thành cho mối tình “đôi lứa xứng đôi” ấy? Song làm sao mà tác thành được, ai cho phép họ đến với nhau. Cả một xã hội với bao định kiến không cho họ đến với nhau, không cho họ hạnh phúc trọn vẹn. Xét đến cùng ta mới thấy Nam Cao thương người, nếu không có ngòi bút của ông thì những kẻ tha hóa như Chí Phèo, những người đàn bà cùng khốn như Thị Nở chẳng bao giờ được biết đến chút ít hạnh phúc của tình ái. Họ đã gặp nhau trong một đêm gió mát, rười rượi ánh trăng ở vườn chuối cạnh bờ sông mà những tàu chuối bị gió bay lại giẫy lên đành đạch như là hứng tình. Khung cảnh lãng mạn đang tác thành cho họ. Chí Phèo uống rượu ở nhà Tự Lãng đã say từ nửa đường; thị Nở đi kín nước cũng hớ hênh tựa vào gốc chuối ngủ trong cái gió mát như quạt hầu. Hai con người dị dạng, hai số phận trớ trêu đã trải qua một đêm tình lãng mạn đúng kiểu “Chí Phèo – Thị Nở”. Nhưng Nam Cao dựng lên mối tình “người – ngợm” này không phải để câu khách rẻ tiền mà làm tỏa sáng tình người, tình yêu thương và sự săn sóc ấm áp của một người đàn bà xấu xí ngoại hình nhưng lại có một tấm lòng vàng.

Đêm tình ấy khiến thị Nở xao xuyến, suy nghĩ nhiều, đặc biệt về Chí Phèo, về trận ốm của Chí. Thị về nhà sau cuộc tình, sau khi dìu Chí vào nhà và trằn trọc không sao ngủ được. Thị nghĩ “thổ trận ấy thật là phải biết. Cứ gọi là hôm nay nhọc nhừ”. Và thị thấy phải cho hắn ăn một tí gì mới được, “Đang ốm thế thì chỉ ăn cháo hành. Ra được mồ hôi thì là nhẹ nhõm người ngay đó mà”. Thế là vừa sáng thị đã chạy đi tìm gạo để nấu cháo cho Chí. Hành thì nhà thị may lại còn. Nam Cao đã miêu tả chiều sâu tâm lý nhân vật với những rung cảm, nhưng suy tư tinh tế. Tâm lí của thị Nở vừa rất ngô nghê lại vừa sâu sắc. Đó là rung cảm, những tình cảm tha thiết của một người đàn bà, nhất là một người đàn bà đang yêu và muốn chăm sóc cho người yêu của mình. Thị không dở hơi mà ta thấy thị rất lo cho Chí, lo với tình cảm của nhân tình, nhân ngãi, của người làm ơn và cũng là của người chịu ơn.

Thị nghĩ: “mình bỏ hắn lúc này cũng bạc. Dẫu sao cũng đã ăn nằm với nhau như “vợ chồng”. Tiếng “vợ chồng” thấy ngường ngượng mà thinh thích…”. Thiên tính nữ, thiên chức của người đàn bà thức dậy trong thị. Thị khao khát hạnh phúc, tình yêu như mọi người, dù chỉ là làm vợ của thằng… Chí Phèo. Cho nên bát cháo hành của thị Nở đem cho Chí không chỉ là trách nhiệm mà còn là cả một tấm lòng. Hơn tất cả những người đẹp đẽ ở làng Vũ Đại, thị có một tấm lòng vàng, tấm lòng chân thành và cao cả. Trong thâm tâm của thị, thị lo cho Chí, một nỗi lo thực sự của những người thân yêu dành cho nhau. Thị còn thấy thương Chí: “cái thằng liều lĩnh ấy kể ra thì đáng thương, còn gì đáng thương bằng đau ốm mà nằm còng queo một mình”. Đồng thời bát cháo ấy còn có lòng yêu, tình yêu: “Thị thấy như yêu hắn: đó là cái lòng yêu của một người làm ơn. Nhưng cũng có cả lòng yêu của một người chịu ơn”.

Cho nên, thị đem cho Chí nồi cháo hành còn nóng nguyên để hắn ăn cho khỏi ốm. Hơn một chi tiết nghệ thuật, bát cháo hành của Thị Nở đã trở thành một biểu tượng nghệ thuật, một siêu mẫu trong văn học hiện đại Việt Nam. Bát cháo ấy do thị Nở nấu có thể chẳng mấy ngon nhưng quan trọng nó là tình thương, tình yêu, tình người ấm áp. Nó là sự chăm sóc ân cần mang theo những nỗi lo âu thực sự của tấm lòng thị Nở dành cho Chí. Đặt trong quãng đời dài dặc đầy bi kịch của Chí, trong hoàn cảnh dưới đáy hiện tại của Chí, bát cháo ấy là tình người hiếm hoi mà Chí nhận được, là hạnh phúc tình yêu muộn mằn, quý giá vô ngần mà lần đầu tiên trong đời hắn được hưởng. Hương vị cháo hành – hương vị tình yêu tỏa sáng, vượt lên hoàn cảnh, lên trên mọi định kiến của xã hội. Nó mãi mãi còn thoang thoảng, lan tỏa theo suốt cuộc đời của Chí.

Một điều độc đáo ở đây là Nam Cao đã miêu tả quá tình diễn biến tâm lý nhân vật Thị Nở rất tinh, rất sâu theo một tiến trình, một quá trình. Cách miêu tả tâm lý ấy cộng hưởng cùng nghệ thuật đối lập (giữa ngoại hình và tâm hồn nhân vật Thị Nở) khiến mỗi người đọc cũng xúc động rưng rưng cùng nhân vật. Hóa ra Nam Cao không thóa mạ, hay hạ thấp con người bằng những nét vẽ ngoại hình trần trụi, mà ngược lại, ông đề cao, tôn vinh con người. Vẻ đẹp cao quý nhất của con người là vẻ đẹp tâm hồn, là tình người, là tấm lòng cao cả. Đó là tiêu chuẩn, là thước đo giá trị người của con người. Nhìn như thế, ta sẽ thấy Thị Nở là người phụ nữ đẹp nhất làng Vũ Đại và đẹp nhất trong văn học Việt Nam.

Nói Thị Nở đẹp không hề quá đáng bởi bát cháo hành kia đâu chỉ là tình thương, tình yêu, là sự chăm sóc ân cần mà nó có tác dụng diệu kỳ – cảm hóa con người, thức tỉnh phần người, phần nhân tính bị vùi lấp bao lâu nay trong Chí Phèo. Nói đúng hơn là Thị Nở đã thức tỉnh Chí, cứu vớt Chí, làm hồi sinh tâm hồn, nhân tính trong Chí. Điều đó không phải ai cũng làm được. Và như thế, ta thấy chi tiết bát cháo hành không thể thiếu trong tác phẩm. Nó thể hiện tình cảm, tư tưởng nhân văn sâu sắc của nàh văn Nam Cao. Ông luôn luôn băn khoăn, trăn trở về vấn đề nhân tính của con người. Ông luôn mang trong mình niềm tin mãnh liệt vào con người, vào phần lương thiện thiêng liêng, quý báu trong mỗi con người. Thiên lương ấy không bao giờ bị mất đi, không một thế lực nào giết được. Nó như một thứ lửa luôn âm ỉ cháy trong trái tim của con người, kể cả những con người ở giữa vũng bùn lầy của sự tha hóa như Chí Phèo – không còn chút nhân hình, nhân tính nào nữa – theo cái nhìn từ bên ngoài, từ người ngoài.

Những dòng Nam Cao miêu tả Chí Phèo ăn cháo hành có thể nói là những dòng văn sâu sắc, xúc động nhất tác phẩm. Nhìn thấy bát cháo hành “Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt hình như ươn ướt. Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Xưa nay, nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì…”. Chí đi từ ngạc nhiên đến xúc động nghẹn ngào. Đây là lần thứ nhất trong đời hắn khóc sau những năm tháng bị đọa đày và cũng là lần thứ nhất trong đời hắn nhận được một thứ người ta cho, cho vô tư, không tính toán. Hắn không phải dọa nạt hay cướp giật mà vẫn có được. Quan trọng, đây là lần đầu tiên trong đời Chí được một người đàn bà quan tâm, săn sóc, dành tình cảm cho; cũng là lần đầu tiên sau khi ra tù Chí được một con người nhìn nhận mình như một con người, đối xử với mình theo cách con người dành cho nhau. Và hắn thấy thị có duyên bởi trong mắt kẻ si tình người yêu của mình bao giờ chẳng đẹp, chẳng duyên. Để rồi sau đó, Chí Phèo tỉnh, tỉnh để suy tư, chiêm nghiệm.

Chí thực sự đã tỉnh rượu, đã tỉnh ngộ và ý thức được về cuộc sống sau những tháng năm say triền miên, vô tận, say để không biết có sự hiện hữu của mình trên cõi đời. “Hắn thấy vừa vui, vừa buồn. Và một cái gì nữa giống như là ăn năn”. Chí cảm nhận được tất cả vị thơm ngon của nồi cháo hành: “Trời ơi cháo mới thơm sao! Chỉ khói xông lên mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng: Những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành rất ngon…”. Hơi cháo hành, bàn tay chăm sóc và tình cảm của thị Nở đã làm cho Chí tỉnh, tỉnh để mà nhận ra mình, nhận thức về những việc mình đã làm. Hơi cháo làm Chí nhẹ người, chí khỏi ốm để ăn năn, sám hối. Hơn lúc nào, Chí cảm thấu tình cảnh thê thảm, bi đát của mình cho nên hắn vừa vui lại vừa buồn. Vui vì tình yêu, hạnh phúc muộn mằn, dù muộn nhưng đã đến; buồn vì thân phận, vì cuộc sống quá loài vật của bản thân.

Cháo hành rất ngon nhưng “tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm vị mùi cháo?”. Hắn hỏi rồi hắn tự trả lời: “có ai nấu cho mà ăn đâu? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa! Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “đàn bà”. Thê thảm quá! Bi kịch quá! Xót xa muôn phần! Một chút gì như cay đắng nghẹn lòng nữa! Chí nghĩ đến những tháng ngày nhục nhã bị bà ba nhà Bá Kiến – “con quỷ cái” cứ hay gọi hắn đấm lưng, bóp chân “mà lại cứ bắt bóp lên trên, trên nữa”. Hắn thấy nhục chứ sung sướng gì. “Hai mươi tuổi người ta không là đá, nhưng cũng không hoàn toàn là xác thịt. Người ta không thích những cái người ta khinh …”. Rõ ràng đến đây, Chí hiện lên là một chân dung con người đầy đủ, vẹn toàn có cả quá khứ, hiện tại, có những suy nghĩ sâu xa, những tâm trạng phong phú, ý thức đầy đủ về bản thân. Người nông dân lương thiện trong Chí đang trở về sau những năm tháng dài bị đi đày xa tắp. Nhưng có ai nhận thấy đâu, họa chăng chỉ có thị Nở vì thị thấy chí rất hiền, “ai dám bảo đó là cái thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt mà đâm chém người?”

Nam Cao vốn là một nhà văn có cái nhìn đời thấu suốt, tinh sắc. Ông không dừng lại ở sự thức tỉnh của Chí Phèo nhờ bát cháo hành mà ông còn đưa người đọc đi xa hơn đến chân trời ước mơ, hy vọng của Chí. Với ước mơ quá khứ sống dậy, ước mơ trong hiện tại bùng cháy thiêu đốt tâm can, Chí đã thực sự hồi sinh, là một con người hoàn toàn theo đúng nghĩa của hai chữ CON NGƯỜI viết hoa (chữ của M.Gorki).

Bát cháo húp xong, Thị Nở đỡ lấy bát và múc thêm bát nữa. Hắn thấy đẫm bao nhiêu mồ hôi, những giọt mồ hôi to như giọt nước. Chí biết mình đã đến cái dốc bên kia của cuộc đời và chí thấy “thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn sao người khác không thể… Họ sẽ nhận lại hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện”. Hạnh phúc chớm nở như hoa hàm tiếu và hy vọng được nhen lên rồi bùng cháy mãnh liệt như ngọn lửa được tiếp ôxi. Chí khao khát cuộc đời lương thiện, muốn làm hòa với mọi người. Thị Nở sẽ là cầu nối, là hy vọng, mở ra cánh cửa của thế giới lương thiện vẫn đóng im ỉm cho Chí. Bát cháo hành của tình yêu, tình người đã làm tươi lại, thanh lọc tâm hồn Chí. Cái ước mơ của Chí rất giản dị mà thiêng liêng, cao cả xiết bao. Nó mang tư tưởng nhân văn sâu sắc, mới mẻ của nhà văn Nam Cao. Bởi đã là con người, dù dị dạng, dù tha hóa nhưng họ vẫn có quyền được sống lương thiện, vẫn không thôi ước mơ, không hết sự khát thèm cuộc đời bình dị trong hạnh phúc và tình yêu.

Song xã hội lương thiện mà Chí Phèo thấy bằng phẳng kia không hề bằng phẳng. Nó còn bao định kiến, bao sự cách ngăn, bao điều nghi kỵ. Tất cả đã không cho Chí một cơ hội nào trở về cuộc đời bình thường như bao người bình thường. Bị thị Nở cự tuyệt, hắn phẫn uất, cùng cực tìm đến rượu. Nhưng hắn “càng uống lại càng tỉnh ra”. “Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành”. Hơi cháo hành ấy là dư ảnh của bát cháo kia xuất hiện lần cuối để giữ Chí lại bên bờ tỉnh, để hắn tự ngấm, tự thấm bi kịch nhân sinh cuộc đời. Tất cả hy vọng của Chí đã tan biến theo làn khói hành mong manh, hư ảo. Nhưng hắn không thể sống như trước nữa vì hắn đã tỉnh, hắn vẫn không thôi ước mơ. Chí khóc rưng rức trong tuyệt vọng, trong những tỳ vết tâm hồn, những vết cứa, vết xước của tội ác trong tim hắn biểu hiện lên khuôn mặt dị dạng của hắn vĩnh viễn không thể mất đi. Tất cả đưa Chí Phèo đến kết cục bi thảm, cùng cực khiến người đọc bao năm nay vẫn thôi day dứt trong ám ảnh về những câu nói của Chí: “Ai cho tao lương thiện? … Tao không thể làm người lương thiện nữa…”

Mỗi tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật song chỉnh thể ấy chỉ có được từ sự phối hợp hài hòa các yếu tố nhỏ hơn, thậm chí chỉ là một chi tiết. Một chi tiết nhiều khi mang sức nặng, cất chứa toàn bộ tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm, là chìa khóa thâm nghập vào thế giới nghệ thuật trong tác phẩm. Chi tiết bát cháo hành mà nhân vật Thị Nở mang cho Chí Phèo trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao thật ấn tượng, mang nhiều ý nghĩa nghệ thuật sâu sắc. Nó thúc đẩy sự phát triển, tạo bước ngoặt cho cốt truyện. Đồng thời, nó cũng đầy ám gợi để khắc họa sắc nét, tinh tế thế giới tâm hồn, diễn biến tâm trạng phong phú, phức tạp của các nhân vật. Từ đó, chi tiết làm bật nổi tính cách và bi kịch của các nhân vật ấy như những hồi chuông gióng giả, vang vọng đầy ám ảnh về con người. Bát cháo hành của thị Nở có thể không thể toàn vẹn, thơm tho như chính con người nhân vật nhưng nó là bát cháo của tình yêu thương, của tình người ấm áp, của tình cảm nhân đạo sâu sắc và mối quan hoài thường trực mà nhà văn Nam Cao dành cho con người, nhất là con người có số phận bi kịch. Chính cái nhỏ nhoi, bình dị ấy là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên tầm vóc kinh điển cho kiệt tác “Chí Phèo”.

Bên cạnh Ý nghĩa bát cháo hành trong tác phẩm Chí Phèo các em cần tìm hiểu thêm những nội dung khác như Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao hay phần Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo nhằm củng cố kiến thức của mình.

Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 4
Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 4
Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 4
Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 4

5


Bình An

Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 5

Nam Cao cây bút truyện ngắn hiện thực tiêu biểu của văn học hiện đại Việt Nam 1930-1945. Tên tuổi của ông gắn liền với truyện ngắn ” Chí Phèo”. Một truyện ngắn mang hơi thở của tiểu thuyết về cuộc đời anh chàng Chí Phèo và những nhân vật xung quanh làng Vũ Đại. Để tạo nên thành công cho tác phẩm, không thể không kể đến sự thành công xây dựng chi tiết nghệ thuật độc đáo: bát cháo hành của Thị Nở.

Bát cháo hành xuất hiện gần cuối thiên truyện. Chí Phèo uống rượu say ở nhà Tự Lãng, ăn nằm với Thị Nở – người đàn bà ngớ ngẩn, xấu ma chê quỷ hờn. Sáng, Chí bị cảm, Thị Nở thương tình, đi tìm gạo và nấu cháo hành mang sang cho Chí. Bát cháo hành là biểu tượng của tình người ấm nóng duy nhất còn sót lại nơi làng Vũ Đại. Có thể bát cháo với mỗi người chỉ là thứ vụn vặt. Cháo ấy có thể không ngon, nhưng chúng ta phải khẳng định bát cháo chan chứa tình người. Một tình người hồn nhiên, vô tư, không vụ lợi mà Thị Nở dành cho Chí.

Bát cháo hành là vị thuốc giải cảm cho Chí. Sau khi bị thổ, lần đầu tiên Chí tình, lần đầu tiên cảm nhận được cuộc sống, nghe thấy những âm thanh xung quanh. Và ước mơ xa xăm năm nào trở lại trong trí não của hắn. Ước mơ về gia đình nho nhỏ, chồng mướn vợ dệt vải.. Trận ốm làm cho hắn thoát khỏi cơn say triền miên mà nhận thức được mình, thấy mình đang ở cái dốc bên kia cuộc đời, biết sợ tuổi già, ốm rét và cô độc. Bát cháo khiến Chí phải ăn năn về những hành động mình đã làm. Bát cháo hành – sự chăm sóc quan tâm vô tư của Thị Nở khiến hắn nhớ tới bà ba Bá Kiến và thấy ghê rợn về một mụ đàn bà mặt hoa dạ quỷ. Bát cháo ấy tưởng vặt vãnh mà trở thành liều thuốc giải cảm hữu hiệu cho Chí.

Bát cháo hành – vị thuốc giải độc cuộc đời Chí. Chính bát cháo đã gợi thức phần lương tri ngủ quên trong lốt “con quỷ dữ làng Vũ Đại”. Từ ăn năn, hối hận, Chí bỗng thấy thèm lương thiện, thèm trở về cuộc sống ngày trước. Bát cháo hành dẫn đường cho hi vọng hoàn lương. Khát khao lương thiện bùng dậy khiến Chí dồn hết hi vọng vào Thị Nở. Bát cháo hành đã hoàn thiện thiên chức gọi chất người, đưa Chí qua cuộc lột xác để trở về với lương thiện.

Nhưng bát cháo hành cũng là chi tiết đẩy bi kịch của Chí lên đến đỉnh điểm. Sau năm ngày ở với Chí, Thị Nở bỗng nhớ ra mình còn bà cô và quyết quay về xin ý kiến. Thị bị bà cô xỉa xói vào mặt và khi quay lại nhà Chí Phèo, thị cũng chửi lại bằng tất cả những lời của bà cô và vùng vằng bỏ về. Chí níu kéo nhưng bị Thị xô đẩy, Chí rơi xuống hố sâu của tuyệt vọng. Thị Nở đã phụ bạc hắn, hắn không còn cơ hội để quay về với cuộc sống lương thiện. Tuyệt vọng hắn uống rượu nhưng càng uống càng tỉnh và thoang thoảng “hơi cháo hành”. Đó là biến thể của bát cháo hành. Hắn không say, vị ngọt của tình người cứ thoang thoảng để hắn đau khổ “khóc rưng rức”. Cuối cùng hắn lựa chọn cầm dao đến nhà Bá Kiến, đâm Bá Kiến và tự sát. Hơi cháo hành không cho phép hắn trở lại con đường cũ, cuộc sống của con quỷ dữ. Hắn trở về lương thiện chỉ có thể bằng tự sát. Bát cháo hành gọi dậy con người trong Chí để nó thức dậy dù đau khổ, bi kịch. Bát cháo hành chính là cánh cửa đưa nó thoát khỏi kiếp đoạ đầy.

Bát cháo hành một chi tiết nghệ thuật của Nam Cao góp phần thể hiện tư tưởng của nhà văn về quan niệm nhân sinh. Lòng tốt đôi khi phải trả một cái giá cắt cổ. Và đó còn là niềm tin của nhà văn về người nông dân dù có bị bầm dập về nhân hình nhưng không bao giờ mất đi nhân cách tốt đẹp.

Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 5
Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 5
Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 5
Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 5

6


Bình An

Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 6

Truyện ngắn “Chí Phèo” là một kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại của nhà văn hiện thực và nhân đạo Nam Cao. Qua tác phẩm, tác giả đã vẽ nên một bức tranh thê thảm, đầy bi thương của những kiếp sống lương thiện nhưng đói nghèo đã bị tha hóa cả về thể xác lẫn linh hồn. Tiêu biểu cho những kiếp người đó chính là nhân vật “Chí Phèo” và những bi kịch mà hắn phải chịu đựng, nếm trải trong chặng đường đời của mình.

Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, người đọc dõi theo từng bước chân của Chí từ một người dân lương thiện bình thường cho đến khi trở thành “con quỷ dữ” của làng Vũ Đại và cuối cùng là cái chết tuy bi thảm nhưng lại là cách giải thoát tốt nhất khỏi những bi kịch mà Chí đang phải chịu đựng. Người đọc không thể quên hình ảnh của Chí lúc mới ở tù ra với “cái đầu trọc lốc, răng cạo trắng hớn, mặt đen lại”, “cái ngực phanh ra đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm trùy trông gớm chết”. Để rồi từ đó, cuộc đời hắn chìm trong men rượu, trong cơn say hắn đã làm biết bao tội ác, hắn phá vỡ hạnh phúc của biết bao nhiêu gia đình, làm chảy máu và nước mắt của biết bao nhiêu người lương thiện.

Những tưởng cuộc đời hắn sẽ trượt dài trong tội lỗi nhưng rồi ở phần cuối của tác phẩm, Chí Phèo đã có ý thức vươn lên khao khát được làm người lương thiện, đỉnh điểm của khát khao đó là hành động xách dao đến nhà bà cô Thị Nở nhưng lại đi thẳng đến nhà Bá Kiến để đòi lương thiện. Khi nhận ra một sự thật đau khổ đến mức tuyệt vọng là hắn không thể trở lại làm người lương thiện được nữa thì hắn đã giết Bá Kiến – nguyên nhân chính tạo nên mọi bi kịch của cuộc đời Chí và tự kết liễu đời mình để giải thoát khỏi cuộc sống đau khổ hiện tại. Vậy động lực nào đã thúc đẩy Chí hoàn lương? Đó chính là tình thương của Thị Nở và bát cháo hành của Thị.

Bát cháo hành của Thị Nở tuy giản đơn, mộc mạc chỉ có một chút cháo trắng với hành nhưng có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự hồi sinh thức tỉnh của Chí. Bát cháo được nấu lên bằng tình yêu thương chân thành, sự cảm thông, thấu hiểu của Thị Nở dành cho Chí, chính vì vậy mà nó có sức lay động mạnh mẽ bản chất lương thiện vốn đã bị vùi sâu trong tâm hồn Chí. Nếu như trước đây, hắn chỉ biết uống rượu, rạch mặt, ăn vạ, rồi gây nên biết bao nhiêu tội ác thì giờ đây sau khi ăn bát cháo hành của Thị Nở hắn thấy lòng thành trẻ con. Hắn muốn làm nũng với Thị như với mẹ. Chưa bao giờ ta thấy hắn hiền như lúc này…Khi nhận được bát cháo hành từ tay Thị, Chí rất ngạc nhiên, hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt mình ươn ướt. Vậy là Chí đã khóc, một con người đã lấy đi biết bao nhiêu nước mắt của người khác vậy mà giờ đây chính hắn lại khóc.

Hắn đã khóc, khóc vì đây là lần thứ nhất hắn được người ta cho, lại được cho bởi tay một người đàn bà. Trước đây, chỉ toàn là đi cướp giật của người khác, hắn thấy “xưa nay có thấy tự nhiên ai cho ai cái gì”. Hắn nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuâng, vừa vui vừa buồn và một cái gì nữa giống như là ăn năn, hối lỗi…Và đây cũng là lần đầu tiên Chí biết đến cái duyên của một người, đó là khi Thị Nở múc cháo “nhìn trộm hắn rồi lại cười toe toét. Trông Thị thế mà có duyên”. Nhìn Thị hắn nghĩ lại quá khứ khi mà hắn phải chăm sóc cho bà ba, phải làm những việc xấu xa hắn thấy nhục hơn là thích. Bát cháo hành của Thị Nở có sức mạnh thật kì diệu, nó đã làm cho một người như Chí phải suy nghĩ: “Hắn có thể tìm bạn được, sao lại chỉ gây thù?”.

Đồng thời, bát cháo ấy đã lấy lại sức khỏe cho hắn bởi vì hắn càng ăn mồ hôi lại càng ra nhiều. Và tất nhiên, điều này rất tốt đối với một người bị cảm gió như hắn. Tuy chỉ là bát cháo hành bình thường thôi nhưng nó đã giúp Chí khỏi bệnh, hắn thấy bát cháo mới thơm ngon làm sao, những người suốt đời không ăn cháo hành sẽ không biết rằng cháo hành ăn rất ngon…nhưng tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm vị mùi cháo, tự hỏi để rồi tự mình trả lời. Đó chính là bởi vì đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi tay một người đàn bà. Sự gặp gỡ với Thị Nở như là một điều kì diệu đối với Chí, hình ảnh của Thị giống như một vị cứu tinh trong cuộc đời u ám, say triền miên với những chuỗi dài bi kịch của Chí Phèo. Điều đặc biệt hơn, đây là tình cảm đáng trân trọng giữa những con người có cảnh ngộ khốn cùng.

Tình yêu thương, sự đồng cảm của Thị Nở cùng bát cháo hành như một liều thuốc đã kéo Chí ra khỏi hàng loạt những bi kịch của cuộc đời, giúp Chí tìm lại được chính bản chất lương thiện của mình vốn từ lâu đã bị vùi lấp trong sâu thẳm tâm hồn Chí, nay bỗng được tái hiện như một tia sáng trong cuộc đời tăm tối của Chí Phèo.

Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 6
Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 6
Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 6
Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 6

7


Bình An

Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 7

Nam Cao là nhà văn hiện thực tiêu biểu của nền văn học Việt Nam trong giai đoạn 1930-1945. Ông thành công với tác phẩm “Chí Phèo” tái hiện lại hoàn cảnh của người nông dân trước cách mạng tháng Tám bị chèn ép đến mất hết nhân hình lẫn nhân tính. Tuy nhiên ông cũng là nhà văn giàu lòng nhân đạo đã dành cho nhân vật của mình tình thương con người được thể hiện qua chi tiết bát cháo hành mà thị Nở nấu cho Chí Phèo. Bát cháo ấy là hiện thân của tình người thức tỉnh lương tri Chí, cho hắn niềm tin và hy vọng. Đây là chi tiết nghệ thuật mang giá trị nhân văn nhân đạo sâu sắc, để lại cho độc giả nhiều suy tư, trăn trở.

Mỗi một hình tượng nhân vật, một chi tiết nghệ thuật đều là tâm tư, tình cảm và dụng ý của tác giả gửi gắm. Không phải ngẫu nhiên mà Nam Cao để cho thị Nở xuất hiện với bát cháo hành bình dị mà lại có giá trị to lớn về cả nội dung và nghệ thuật đối với tác phẩm làm nên thành công và nét độc đáo riêng của nhà văn.

Sau lần gặp nhau vô tình như duyên trời se đã cho hai tâm hồn đồng điệu tìm về với nhau. Trận nôn mửa và cơn sốt bất thường đêm hôm ấy ập đến với Chí khiến cho thị Nở có lòng thương với hắn. Thị nghĩ “Cái thằng liều lĩnh ấy kể ra thì đáng thương, còn gì đáng thương bằng đau ốm mà nằm còng queo một mình”, thị không thể quên chuyện đêm qua và cũng không nỡ bỏ hắn bởi: “bỏ hắn lúc này thì cũng bạc. Dẫu sao cũng đã ăn nằm với nhau! Ăn nằm với nhau như vợ chồng”. Chính lòng thương và tình cảm chân thành thôi thúc thị nấu nồi cháo hành cho Chí để rồi cho hắn được hồi sinh.

Bát cháo hành của thị Nở dành cho Chí là biểu hiện của tình người. Bấy lâu nay Chí bị mọi người xa lánh, bị coi là con quỷ dữ của làng Vũ Đại nên ai cũng sợ, cũng tránh mặt mỗi khi hắn đi qua, không một ai quan tâm đến sự tồn tại và có mặt của Chí. Chính vì vậy hành động ân cần, chân thành của thị qua bát cháo hành khiến cho hắn ngạc nhiên và cảm động bởi đây là lần đầu tiên hắn được người khác cho, được săn sóc bởi tay một người đàn bà khiến hắn xúc động “mắt hắn hình như ươn ướt”. Giọt nước mắt của phần người trong Chí đã tan chảy, trái tim tưởng chừng như sắt đá đã bắt đầu sống dậy để cảm nhận hương vị cháo hành, hương vị cuộc sống, tình yêu bình dị mà lần đầu tiên hắn được hưởng. Nhờ có bát cháo hành mà thị Nở và Chí Phèo “Chúng sẽ làm thành một cặp rất xứng đôi”, chúng được sống đúng nghĩa làm người, sống đúng bản năng và phẩm chất của mình bấy lâu bị khuất lấp, bị lãng quên nay trỗi dậy mãnh liệt.

Bát cháo hành và tình cảm chân thành của thị cho Chí niềm tin, hy vọng, khao khát muốn trở lại làm người lương thiện và sống một cuộc đời tử tế. “Bát cháo của thị làm hắn suy nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm bạn được, sao lại chỉ gây thù?” thị Nở đã mở đường cho hắn để hoàn lương, thị chính là nhịp cầu kết nối hắn với thế giới bên ngoài. Chí đã hồi sinh với khao khát trở lại với cuộc đời bình dị làm một người bình thường như bao người: “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao”.

Tuy nhiên bát cháo hành cũng là sự tuyệt vọng của Chí khi hắn bi thị Nở từ chối, bị cự tuyệt quyền làm người. Trong giây phút đau đớn nhất hương cháo hành “thoang thoảng”, thoáng chốc hiện ra khiến cho Chí Phèo chìm sâu hơn vào nỗi tuyệt vọng. Hắn đã ở bên kia cái dốc cuộc đời nhưng đây mới là lần đầu tiên được ăn cháo hành, dù cho là bởi đôi bàn tay của người đàn bà xấu xí ma chê quỷ hờn nhưng dẫu sao vẫn có còn hơn không, dù muộn nhưng vẫn có ý nghĩa đối với cuộc đời hắn. Tưởng rằng được hồi sinh chìm trong hương cháo hành của riêng mình nhưng định kiến xã hội đã tước đoạt đi quyền làm người ấy. Hắn phải gào lên “Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những mảnh chai trên mặt này?” tiếng kêu ấy thống thiết và đau đớn đến vô cùng không còn cách nào khác để giải thoát ngoài cái chết. Không có gì bình thường, bình dị như hơi cháo hành đến vậy, bát cháo hành qua cái nhìn và tấm lòng nhân đạo của Nam Cao trở thành một nhát dao cứa rớm máu tâm hồn đã bị tổn thương chai sần nơi Chí để giờ đây hắn chìm đắm trong tuyệt vọng và cái chết. Viết được như vậy chỉ có ngòi bút tài hoa của thiên tài mới làm được điều đó.

Qua chi tiết bát cháo hành cho thấy vẻ đẹp nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà dòng giống con nhà mả hủi, xấu ma chê quỷ hờn đã vậy lại còn nghèo và dở hơi. Cái xấu của ngoại hình đã hội tụ hết ở thị Nở. Xấu đau xấu đớn xấu xúc phạm người nhìn bởi “Cái mặt của thị đích thực là một sự mỉa mai của hóa công” ấy vậy mà con người ấy lại có tấm lòng nhân hậu, có lòng bao dung, sự cảm thông chia sẻ đối với Chí. Chính những phẩm chất tiềm ẩn ấy đã đưa Chí ra khỏi những tháng ngày tăm tối của quỷ dữ.

Chi tiết bát cháo hành thể hiện cái nhìn nhân đạo nhân văn của Nam Cao. Ông luôn tin vào sự tốt đẹp trong con người lương thiện và khẳng định chỉ có tình người mới cảm hóa được tội ác. Bản chất lương thiện và khát khao hạnh phúc là bản tính tự nhiên tốt đẹp trong con người không bao giờ bị mất đi dù cho bị quỷ dữ tha mất linh hồn nhưng chỉ cần được thắp sáng bởi ngọn lửa tình người nó lại trỗi dậy đòi quyền sống mãnh liệt.

Chi tiết bát cháo hành của thị Nở khiến cho ta liên tưởng nhớ đến bát cháo cám của bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân đó đều là bát cháo bình dị thôn quê, bát cháo của tình người, tình thương ấm áp chỉ có con người mới có được và dành cho nhau. Bát cháo hành tuy chỉ xuất hiện với tư cách là một chi tiết nhỏ thể hiện nội dung tác phẩm nhưng có giá trị lớn, đánh dấu mở đầu cho sự thay đổi tâm lí nhân vật Chí Phèo, là cột mốc bước ngoặt thay đổi cho cuộc đời Chí được sống là chính mình.

Như vậy với tài năng của nhà văn Nam Cao chi tiết bát cháo hành trong tác phẩm “Chí Phèo” có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. Một mặt tố cáo xã hội tàn nhẫn đẩy người nông dân đến bước đường cùng, một mặt ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của họ. Gập trang sách lại nhưng hình ảnh bát cháo hành với dư vị tình người để lại ám ảnh suy tư và bài học cho độc giả. Trong cuộc sống hãy biết yêu thương, sẻ chia và đùm bọc lẫn nhau và chỉ có tình thương chân thành mới có sức mạnh cảm hóa.

Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 7
Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 7
Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 7
Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 7

8


Bình An

Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 8

Trong lí luận văn học có nói: “Chi tiết là hạt bụi vàng của tác phẩm” một tác phẩm văn học có giá trị, phải được làm nên từ những chi tiết xuất sắc, có ý nghĩa và ấn tượng trong lòng người đọc. Để nhắc đến điều này, không ai không nghĩ tới Nam Cao, người cả đời luôn trăn trở về vấn đề “sống và viết”. Nam Cao có biệt tài viết ra truyện từ những điều nhỏ nhặt, vì vậy mỗi chi tiết trong truyện của Nam Cao đều ấn tượng và mang triết lý cao. Nhắc đến điều đó không thể không nghĩ tới truyện ngắn Chí Phèo, một trong những tác phẩm xuất sắc, để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc và đặc biệt là chi tiết bát cháo hành trong tác phẩm.

Chí Phèo ngày trước là một con người hoàn toàn khác, vốn sinh ra đã không gặp may mắn, mồ côi “một người đi thả ống lươn nhặt được” nhưng Chí Phèo nuôi được dưỡng trong vòng tay của dân làng Vũ Đại, lớn lên bằng tình yêu thương của làng Vũ Đại. Nhưng, số phận đã định đoạt, Chí Phèo từ một anh canh điền hiền như đất, sau khi bị chế độ phong kiến biến đổi, trở thành con người biến chất là một kẻ chuyên đi “rạch mặt ăn vạ” và là con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

Lúc Chí trở về, chẳng ai nhận ra nổi hắn là ai. Một gương mặt gớm ghiếc, với những “nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy” và cả hai cánh tay cũng thế. Hắn không chỉ bị biến đổi về thể xác, cả nhân tính cũng bị biến đổi. Ngày Chí trở về đã bị Bá Kiến mua chuộc, trở thành một cánh tay đắc lực, giúp Bá Kiến như hổ mọc thêm cánh, Chí Phèo chính thức là một con quỷ dữ, là ác nhân, khi “càng ngày càng hung hãn, ngang ngược và say triền miên” hắn chuyên cướp đoạt và dọa nạt, và gần như đã bị chiếm mất trái tim và khối óc, hắn hành động trong cơn say và mê muội, chỉ biết đâm chém và dọa nạt người ta. Một Chí Phèo từng hiền như đất, một anh nông dân đến việc bóp chân cho bà ba còn thấy sợ, thì giờ đây đã bị biến đổi hoàn toàn. Một con người khác, trái tim khác, và nhân tính khác, và không ai trong làng Vũ Đại có thể đến gần hắn, và họ luôn xa lánh hắn và sợ hãi gớm ghiếc với bản chất của Chí Phèo. Và tưởng như Nam Cao không còn yêu thương gì với nhân vật mình nữa, thì ngay sau đó, ông đã để nhân vật mình thức tỉnh, với chính ngòi bút của mình.

May mắn đến với Chí, hôm ấy Chí gặp được Thị Nở. Một người đàn bà mà có thể nói “đôi lứa xứng đôi” với Chí Phèo. Thị vốn dĩ là người có dòng dõi ma hủi, không thể tiếp xúc với ai. Lại có đặc điểm “xấu ma chê quỷ hờn” xấu xí, ngẩn ngơ và ế chồng. Lúc Thị ra sông kín nước ngồi nghỉ rồi ngủ quên, thì không may gặp Chí Phèo. “Họ ăn nằm với nhau, rồi cùng ngủ say dưới trăng. Đến nửa đêm, Chí Phèo đau bụng, nôn mửa. Thị Nở dìu hắn vào trong lều, đặt lên chõng, đắp chiếu cho hắn rồi ra về..”

Sáng hôm sau, Chí bị ốm nặng, “hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn” “người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc” còn “ruột gan lại nôn nao lên một tí”. Trận ốm như một cơn gió ghé ngang cuộc đời Chí, một cuộc dư trấn sẽ để lại cho Chí nhiều suy nghĩ thiết thực hơn. Và Chí cũng tỉnh ngộ ra một chút, lần đầu tiên hắn nhận ra sự xuất hiện của cuộc sống đời thường, nhờ việc bị ốm, hắn mơ màng nhìn lại cuộc đời, nghĩ lại thời trai trẻ, ước mơ của mình, “chồng cuốc mướn, vợ dệt vải”. Chí tỉnh dậy, thấy mình đã già nhưng vẫn còn cô độc, hắn biết mình đã bước sang cái dốc bên kia của cuộc đời, hắn không còn thời gian sửa soạn nữa. Nỗi sợ cứ lần lượt ập đến, hắn sợ cô độc biết bao nhiêu. Càng sợ hắn càng mong muốn nhận được một điều gì đó, hắn muốn được sống với con người, hắn sợ, nỗi sợ cứ ngày một lớn dần, chồng chất. Rồi thị vào, thị mang cho Chí “bát cháo hành” giản dị, mộc mạc mà chân thành.

Bát cháo hành là chi tiết đặc biệt, là chất xúc tác khiến tâm hồn Chí bừng tỉnh sau một cơn say rất dài. “Xưa nay nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì” rồi “hắn nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuâng”, hắn nhận ra tình thương Thị dành cho hắn trong bát cháo. Hắn nhận ra hóa ra sau tất cả điều này mới là quan trọng nhất, nỗi sợ cô độc trong lòng hắn như được xoa dịu. “Trời ơi cháo mới thơm làm sao! Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm người ta nhẹ nhõm” bát cháo thức tỉnh hắn, bát cháo hành khiến hắn nghĩ tới bà ba “con quỷ cái hay bắt hắn bóp chân mà lại cứ bắt bóp lên trên, trên nữa”, người đàn bà đã khiến hay rơi vào hoàn cảnh tai đoạn này. Món quà ý nghĩa thị dành cho Chí, một món quà vô giá là tình thương thật lòng.

Chưa bao giờ Chí cần Thị như lúc này, chưa bao giờ Chí thấy “Trông thị thế mà có duyên”. Bát cháo khiến hắn “đẫm bao nhiêu mồ hôi”, bát cháo khiến hắn trở thành một tình lang thật sự, “hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ” ôi chao! Có bao giờ người ta đáng yêu được như thế, hẳn tâm hồn khô cằn ấy phải sống lại rồi, hẳn trái tim phải biết muốn yêu và được yêu rồi, hẳn phải mệt mỏi lắm rồi hắn mới như vậy. “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện” bát cháo hành giúp hắn nhận ra mình không thể sống mãi trong sự cướp giật, hắn muốn được thành người lương thiện, được sống với mọi người, được yêu thương và chăm sóc cho Thị Nở. Chi tiết bát cháo hành thực là một bước ngoặt quan trọng trong suy nghĩ của Chí, nhờ đó Chí đã thay đổi, đã thức tỉnh và tan biến đi cái chất quỷ dữ trong sự u mê của Chí.

Nhưng đó chưa phải là kết thúc, chi tiết bát cháo hành còn kéo dài đến mãi về sau, và nó sẽ tìm được cho Chí một lối thoát duy nhất trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Thị Nở không thể ở tiếp với Chí, Thị bị con “khọm già” bà cô của mình nhiếc móc, không cho chung sống với Chí. “Thị ngoay ngoáy cái mông đít đi ra về” thị bỏ chí, bỏ hẳn, thị dứt tình với Chí. Lúc ấy “Hắn đuổi theo thị, nắm lấy tay” nhưng mau chóng nhận lại sự khước từ của Thị. Chao ôi! Cái lúc ấy, con đường quay trở về lương thiện của Chí như bị lấp hẳn, Chí đau đớn, Chí muốn trả thù nhưng lại chỉ nhận ra “cứ thoang thoảng cái hơi cháo hành”, hơi cháo hành giúp hắn nhận ra bản chất thực của cuộc sống, người gieo cho hắn nỗi đau là Bá Kiến chứ không phải Thị, kẻ khiến hắn mất tất cả là Bá Kiến, nhân hình, nhân tính, hắn bán cho Bá Kiến mất rồi, hắn bị hủy hoại rồi, hủy hoại thực sự.

Hơi cháo hành dẫn Chí đến nhà Bá Kiến. Hơi cháo cứ quấn lấy hắn, khiến hắn phải thốt lên “Tao muốn làm người lương thiện” nhưng đã muộn mất rồi, hắn chỉ chẳng còn cách nào khác, “Ai cho tao lương thiện, làm thế nào mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa” Chí chết, hắn chết trên ngưỡng cửa của sự sống và cái chết, giữa cái ác và cái thiện. Và suy cho cùng, chỉ có cái chết mới giải thoát hắn khỏi đau đớn. Và cảm ơn bát cháo hành, đã giúp hắn thức tỉnh, giúp hắn có được một chút yêu thương của kiếp này, và cũng giúp hắn chết, cái chết toàn tâm, toàn ý, chết cùng với Bá Kiến.

Đọc Chí Phèo chắc chắn ta không thể quên chi tiết bát cháo hành, chi tiết rất hay và xuất sắc, bộc lộ được một ngòi bút nhân đạo từ trong cốt tủy của Nam Cao. Người ta vẫn thấy Nam Cao lạnh lùng và tàn nhẫn với nhân vật của mình lắm, nhưng thực ra là không, Nam Cao không yêu nhân vật, không cảm thông cho Chí, sao có thể để Chí thức tỉnh được như vậy. Mỗi chi tiết đắt giá được xem như một chữ trong thơ tứ tuyệt, và chi tiết bát cháo hành xứng đáng với điều đó.

Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 8
Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 8
Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 8
Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 8

9


Bình An

Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 9

Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Nhắc đến Nam Cao là nhắc đến kiệt tác Chí Phèo với sự thành công xuất sắc về mặt nội dung. Nhưng bên cạnh đó, để tạo nên thành công cho tác phẩm, cũng không thể không nhắc đến những đóng góp về phương diện nghệ thuật. Trong đó các chi tiết nghê thuật có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là chi tiết bát cháo hành Thị Nở mang cho Chí Phèo.

Chí Phèo vốn là một đứa trẻ mồ côi, lớn lên là một anh nông dân lương thiện, có những ước mơ, khát vọng đẹp đẽ. Nhưng vì sự ghen tuông của Bá Kiến khi bắt gặp Chí bóp chân cho bà ba nên Chí đã bị Bá Kiến đẩy vào nhà tù thực dân bảy, tám năm. Nhà tù thực dân đã nhào nặn ra một Chí Phèo với ngoại hình gớm giếc: cái đầu cạo trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, trên người đầy những hình xăm trổ và lấy nghề rạch mặt ăn vạ để sống. Trên mặt hắn là những vết sẹo dài, lằn sâu không gì có thể xóa bỏ được. Chí đã bị xã hội thực dân nửa phong kiến làm cho tha hóa về nhân hình và nhân tính.

Trong một lần Chí Phèo đi uống rượu từ nhà Tư Lãng trở về, hắn không về thẳng nhà như mọi lần mà ra bờ sông tắm. Cũng chính lúc ấy, Chí nhìn thấy Thị Nở đang nằm ở gốc chuối. Bất chấp những lời kêu la của Thị Nở, trong khung cảnh của đêm trăng sáng giữa Chí Phèo và Thị Nở đã nảy sinh mối tình đẹp đẽ, nhưng chỉ vẻn vẹn trong năm ngày. Nửa đêm hôm ấy, Chí Phèo bị cảm nặng, Thị Nở dìu Chí vào lều và sáng hôm sau mang cho Chí một bát cháo lớn với ý nghĩ: Thổ trận ấy thật là phải biết. Cứ gọi là hôm nay nhọc đừ. Phải cho hắn ăn tí gì mới được. Đang ốm thế thì chỉ ăn cháo hành, ra được mồ hôi thì là nhẹ nhõm người ngay đó mà … . Trong ý nghĩ ấy không chỉ là trách nhiệm mà còn là tình thương, sự quan tâm, lo lắng rất đỗi chân thành giữa con người với con người. Chi tiết bát cháo hành chứa đựng nhiều ý nghĩa, thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của tác giả.

Đối với Thị Nở, bát cháo hành thể hiện ý thức trách nhiệm của Thị Nở với Chí Phèo: mình bỏ hắn lúc này thì cũng bạc. Dẫu sao cũng đã ăn nằm với nhau . Nhưng không chỉ vậy, bát cháo còn là tình yêu thương chân thành, thật lòng của Thị Nở dành cho Chí Phèo: Cái thằng liều lĩnh ấy kể ra cũng đáng thương, còn gì đáng thương bằng đau ốm mà nằm còng queo một mình. Như vậy vừa xuất phát từ trách nhiệm, nghĩa vụ, vừa xuất phát từ tình yêu thương, Thị Nở đã đem bát cháo đến cho Chí Phèo.

Đối với Chí Phèo, trước hết nó là bát cháo giúp hắn giải cảm, giúp hắn vượt qua trận ốm. Nhưng nếu bát cháo hành chỉ có ý nghĩa như vậy thôi thì nó đã không xứng danh là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc. Bát cháo hành đã giúp Chí thức tỉnh, đi từ cõi quên trở về cõi nhớ, giúp Chí giải độc tâm hồn, dần lấy lại phần nhân tính trong mình. Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt hình như ươn ướt, đó là sự xúc động tột cùng của Chí khi lần đầu tiên trong đời nhận được sự quan tâm, săn sóc từ một người khác, mà đây lại là một người đàn bà. Từ trước đến nay hắn chưa bao giờ tự nhiên có cái gì, mọi thứ đều do dọa nạt, cướp giật mà có.

Từ đó cũng cho thấy sự thê thảm, bị gạt ra khỏi lề xã hội của Chí trong hoàn cảnh hiện tại. Không chỉ vậy, bát cháo hành còn gợi dậy trong Chí tình yêu, khát khao được làm hòa với mọi người, được trở về làm người lương thiện: Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao ! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Như vậy, chỉ với một bát cháo hành nhưng đã góp phần thức tỉnh phần nhân tính bị vùi lấp bấy lâu nay của Chí Phèo. Đồng thời bát cháo hành cũng là hương vị hạnh phúc, tình yêu thương hiếm hoi, muộn màng mà Chí được nhận. Cùng với bát cháo hành, tình yêu thương đã giúp thức tỉnh bản chất lương thiện trong Chí Phèo.

Bát cháo hành là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, góp phần thúc đẩy mạch truyện tiếp tục phát triển. Qua đó còn khắc họa nét tính cách, tâm lí và bi kịch của cuộc đời Chí Phèo. Đồng thời chi tiết này cũng thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của Nam Cao: ông luôn có niềm tin vào phần con người, phần nhân tính của mỗi con người, chỉ cần trong những điều kiện và hoàn cảnh thích hợp nhất định con người tha hóa cũng sẽ được cảm hóa.

Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 9
Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 9
Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 9
Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 9

10


Bình An

Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 10

Đến với đề tài nông thôn, nông dân, Nam Cao tuy là người đến sau nhưng bằng tất cả tài năng, tâm huyết cũng như sự am hiểu của mình về đời sống người nông dân, nhà văn Nam Cao vẫn khẳng định được chỗ đứng vững chắc của mình trong mảng đề tài dường như đã rất quen thuộc đó. Chí Phèo là tác phẩm hiện thực xuất sắc nói về bi kịch tha hóa của con người. Và chắc khi đọc truyện ngắn này, sẽ có rất nhiều độc giả ấn tượng với hình ảnh bát cháo hành mà Thị Nở dùng để giải cảm cho Chí Phèo.

Chi tiết bát cháo hành không chỉ mang ý nghĩa tả thực, đó là món ăn Thị Nở chuẩn bị cho Chí Phèo nhằm giúp Chí Phèo lấy lại sức lực sau cơn ốm thập tử nhất sinh mà còn mang rất nhiều ý nghĩa nhân sinh sâu sắc đối với cuộc đời của Chí Phèo. Sau khi uống rượu say ở nhà Tự Lãng, Chí Phèo đã đi ra bờ sông, ở đây Chí đã gặp Thị Nở- người đàn bà xấu xí, nhà có mả hủi bị cả làng xa lánh đi lấy nước nhưng ngủ quên bên bờ sông. Trong hơi men, Chí Phèo và Thị Nở đã có một đêm trăng gió. Buổi sáng hôm sau, Chí Phèo bị cảm, Thị Nở vì thương tình chí chỉ có một mình và nếu như Thị cũng bỏ hắn lúc này thì “cũng bạc” nên Thị đẫ về nhà nấu cháo hành và mang sang giúp Chí giải cảm.

Bát cháo hành trước hết mang ý nghĩa của một món ăn có khả năng giải cảm, hơi nóng của bát cháo có thể làm con người ta toát mồ hôi mà giải cảm. Chí Phèo trong cơn ốm bị mất hết sức lực, bát cháo của Thị thời điểm này có thể giúp chí lấy lại sức lực mà trận cảm đã vắt kiệt. Đặc biệt hơn, bát cháo hành của Thị còn mang nhiều ý nghĩa đặc biệt hơn đối với chí. Bát cháo hành còn là biểu tượng của hơi ấm tình người duy nhất còn xót lại ở làng Vũ Đại.

Trong khi tất cả mọi người trong làng Vũ Đại đều khinh ghét, xa lánh, phủ nhận quyền làm người của Chí thì vẫn có người quan tâm đến Chí chân thành như thế. Có thể thấy cháo hành ở đây là món ăn hết sức bình thường mà bất cứ gia đình nào dù nghèo khó nhất cũng có thể chế biến nó. Ta không thể biết món cháo của Thị có ngon không nhưng chắc hẳn nó thấm đượm tình người. Hơi ấm bát cháo cũng như sự ấp áp của tình người nơi THị đã khiến Chí cảm động vì “trước đến giờ đã ai cho hắn cái gì. Muốn cái gì hắn phải dọa nạt hoặc cướp giật”.

Bát cháo hành của Thị Nở còn giúp Chí Phèo thức tỉnh về nhân tính, đánh thức phần lương tri đã ngủ quên bên trong Chí. Chí Phèo bỗng nhận thức được những điều tồi tệ mà mình gây ra cho mọi người, hắn ăn năn, hối hận và khát khao được làm hòa với mọi người, muốn trở về với cuộc sống lương thiện. Bát cháo hành đơn giản như vậy nhưng lại có sức mạnh vô cùng lớn lao, nó đã đưa một con quỷ dữ làm việc xấu không gớm tay trở về với cuộc sống lương thiện.

Tuy nhiên, nếu theo dõi truyện ngắn thì ta cũng có thể thấy chính bát cháo hành đã đẩy cuộc đời Chí đến đỉnh cao của bi kịch, Trên thực tế, bi kịch chỉ xảy ra khi người ta ý thức sâu sắc về cuộc sống đau khổ, đọa đầy của mình, Khi còn là con quỷ dữ Chí Phèo đã không hề ý thức được về việc này mà chỉ làm việc như một tên tay sai đắc lực của Bá Kiến. Khi đã được thức tỉnh về nhân tính, lời mắng chửi mà bà cô Thị Nở được Thị Nở quăng vào mặt Chí như đòn chí mạng đối với những khát khao đang bùng cháy mãnh liệt trong Chí.

Chí bỗng chốc nhận thức được con đường trở về làm người lương thiện đã không thể quay lại, với tất cả tội ác mà Chí đã gây ra thì Chí không thể làm hòa với mọi người, và Thị Nở người mà Chí hi vọng sẽ là cầu nối giúp Chí làm hòa với mọi người cũng không thể chống lại được những định kiến mà người đời dành cho Chí.

Bát cháo hành đã thức tỉnh nhân tính bên trong con quỷ dữ như Chí Phèo nhưng nó cũng đẩy Chí chìm sâu vào bi kịch, tuyệt vọng. Có thể nói bát cháo hành là chi tiết đặc sắc nhất trong truyện ngắn Chí Phèo, qua đó truyền tải được bao thông điệp nhân văn mà nhà văn Nam Cao muốn truyền tải.

Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 10
Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 10
Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 10
Bài văn phân tích hình ảnh bát cháo hành số 10

Continue Reading

Trending

bếp từ Cata bếp từ Canzy